Xuyến chi còn được gọi là đơn buốt hoặc đơn kim, cây cúc áo, song nha lông, quỷ châm thảo được biết đến như là một biểu tượng của tuổi thơ. Tên khoa học là Bidens Pilosa. Là loại cây thân thảo, có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc (Asteraceae).

Theo đông y, xuyến chi có vị đắng, ngọt nhạt, hơi cay,tính hàn giúp thanh nhiêt, giải độc, sát trùng. Còn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da do mẫn ngứa, mẫn đỏ, chữa viêm họng, viêm ruột, viêm thận cấp, mày đay.

Do chứa những thành phần hóa học: acetone 2,8%, methanol 8,6%, acetone 2,5% nên hoa xuyến chi được dùng để chữa ho và giảm đau. Ngoài ra còn chứa rất nhiều thành phần hoá học khác tốt cho sức khỏe như nước 9,8%, magie 2,3%, mangan 2,2%, phot pho 1,6%, crom 1,2%, canxi 1,1%, kẽm 0,03%, sắt 0,02%.

Tác dụng chữa bênh của Hoa xuyến chi:

1. Bệnh đường ruột Cách dùng: Chặt cả cây thành đoạn ngắn rồi phơi khô. Dùng đun nước uống thay trà

2. Chữa trẻ bị sốt cao Cách dùng: 20g lá và hoa xuyến chi, sài đất 20g, giã nát lọc lấy nước cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày, bã thuốc đắp vào gam bàn chân cho trẻ.

3. Chữa đau lung do làm quá sức Cách dùng: 150g xuyến chi, 250g đại táo, cho thêm đường đỏ và chút rượu trắng, đun lửa nhỏ cho táo nhừ, chắt lấy nước uống 4-5 lần trong ngày. Liêu trình 10 ngày.

4. Chữa rắn cắn, mày đay, lỡ loét Cách dùng: Giã nát 10g xuyến chi tươi và đắp vào vết thương. Đối với rắn cắn, còn có thể thực hiện như sau: sắc lấy nước 90g xuyến chi tươi chia thành 3 lần uống trong ngày cũng đồng thời giã nhuyễn hỗn hợp gồm 60g xuyến chi tươi và 60g cải tía rừng, đắp lên chỗ bị rắn cắn.

5. Mẫn ngứa do dị ứng thời tiết Cách dùng: Cho 200g xuyên chi cùng với 4-5 lít để tắm, dùng bã trà xát lên người để hiệu quả hơn. Sau 1-2 lần tắm sẽ có kết quả.

hình ảnh