Bỏ qua các triệu chứng cảnh báo bệnh mắt dễ gây mù như nhìn mờ, nhòe, nhìn sai màu, nhìn một thành hai… là sai lầm phổ biến trong chăm sóc, bảo vệ mắt khiến nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa tăng cao.



Theo một kết quả điều tra mới đây của Bệnh viện Mắt Trung ương, có tới 1/3 dân số chưa bao giờ khám mắt và gần 50% hông biết tình trạng thị lực của mình.




Các thống kê quốc gia cũng cho thấy, tỷ lệ mù 2 mắt do các bệnh lý mắt nguy hiểm tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Có tới 2/3 số người mù là do bị đục thủy tinh thể, 1/3 là do thoái hóa hoàng điểm và các bệnh lý võng mạc khác.




Đáng nói là, có tới 35% người bị bệnh mắt không hề biết mình mắc bệnh vì chủ quan với các triệu chứng ban đầu như nhìn mờ, chói sáng, giảm thị lực, khô mắt… và 82% người bệnh bỏ qua các biểu hiện bệnh, dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, phải điều trị bong võng mạc, trị đau mắt hột...



Thực tế, hiện có không ít người còn thờ ơ với sức khỏe đôi mắt. Trước các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn màu sắc nhạt dần, chói sáng…, người ta thường không nghĩ rằng mình bị bệnh mắt mà cho đó là dấu hiệu của tuổi tác hoặc do ngồi máy tính quá nhiều nên không đi khám.




Chỉ đến khi thị lực suy giảm rõ rệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống với các triệu chứng gây khó chịu như đau nhức, khô, mỏi, nhìn xa kém, thấy ruồi bay, nhìn hình méo mó, nhìn ảnh thấy mờ ở vùng trung tâm…, người bệnh mới chịu đến bệnh viện khám và điều trị.




Lúc này, tình trạng đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, võng mạc - những bệnh lý gây mù lòa hàng đầu hiện nay đã ở giai đoạn nặng, phải điều trị dài ngày; nhiều người buộc phải can thiệp phẫu thuật và không ít trường hợp phải chấp nhận mù lòa vì các can thiệp không còn hiệu quả.




Chăm sóc từ bên trong - giải pháp bảo vệ mắt toàn diện




Theo nghiên cứu chuyên sâu của Học viện Nhãn khoa Mỹ (AAO), thủy tinh thể và võng mạc - 2 bộ phận quan trọng nhất đảm bảo chức năng thị lực của mắt - bị tổn thương là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý mắt nguy hiểm dễ gây mù.




Khi cấu trúc protein của thủy tinh thể bị biến đổi, thủy tinh thể dần trở nên mờ đục, không còn đảm bảo tốt chức năng tiếp nhận ánh sáng. Còn tại võng mạc, sự tổn thương và suy yếu của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) làm thoái hóa võng mạc, gây ra bệnh lý võng mạc, hoàng điểm.




Nguy hiểm hơn, sự tổn thương RPE là không thể phục hồi và việc điều trị các bệnh lý ở võng mạc - hoàng điểm vẫn đang là thách thức đối với ngành nhãn khoa thế giới. Vì vậy, quan điểm mới trong cách chăm sóc mắt được khuyến cáo hiện nay là phải chủ động bảo vệ mắt từ bên trong, đảm bảo sự toàn vẹn về cấu trúc của thủy tinh thể và võng mạc một cách hiệu quả, an toàn.