Bạn có biết món bánh mì bì, cơm tấm sườn bì ngon tuyệt vời mà mỗi sáng chúng ăn ttrước khi đi làm được chế biến như thế nào không. Để tôi kể bạn nghe nha.



Tôi là tín đồ của món bánh mì bì hoặc cơm tấm sườn bì, món này vô cùng hấp dẫn. Bì giòn sần sật, nước mắm cay cay, thêm chút mỡ hành cho vào bánh mì hoặc cơm tấm bạn sẽ ăn quên đường về luôn đấy. Nhưng ai biết được đằng sau món ăn đặc sản, đặc trưng của nước mình lại là một công nghệ chế biến vô cùng kinh khủng.



Bì được phơi trên nền đất, đến khi khô 1 người đàn ông dùng chỏi chà quét gom lại sau đó dùng tay, thậm chí đồ hốt rác hốt lên cho vào bao hoặc cân ký trước khi giao cho các quán cơm tấm hoặc những xe bánh mì.


Trong thời buổi thật giả lẫn lộn, xem lợi nhuận là trên hết mấy ai biết được chỗ nào bán bì tự làm chỗ nào là từ bì công nghiệp quá khủng khiếp.



Cách đây vài ngày, chồng tôi nằm viện, mấy ngày túc trực trong bệnh viện. Ở đây lại rất buồn nên mọi người hay kể chuyện với nhau cho vui. Bác kia bị ổ ruột thừa. Bác kể bác có thâm niên làm bì lợn trên 20 năm, nhưng kể từ khi làm nghề cho đến nay dù đã nghỉ hưu bác chưa bao giờ đụng đến món bì lợn cả. Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao, bác bảo khủng khiếp lắm, tốt nhất cháu đừng ăn. Lúc trước bác làm giờ chắc đến thời kỳ trả báo. Hết bác rồi đến bác gái cứ thay nhau nằm viện nay đau chỗ này mai mổ xẻ chỗ kia.



Bác kể, người làm nghề này hầu như bất chấp tất cả miễn sau thu lại lợi nhuận khổng lồ cho mình, tranh thủ gom được bao nhiêu thì gom miễn đến 1 lúc nào đó cảm thấy đủ đầy thì bỏ làm nghề khác.



Thông thường dân làm bì lợn thu mua bì từ các cơ sở giết mổ heo, hoặc nhập từ Trung Quốc về, có khi nhập cả đồ thối rửa ruồi nhặn bu đen kịch nhìn phát ói luôn. Sau đó ra chợ Kim Biên hoặc những chợ chuyên bán về hóa chất ở các tỉnh thành khác.



Hóa chất cho vào 1 thùng phị nước, cho gói hóa chất vài chục ngàn rồi cho số bì lợn thối vào ngâm vài phút từ nhiên miếng bì sẽ trắng đẹp lại không còn mùi gì cả.



Cách làm bì cũng vô cùng đơn giản bao gồm 2 phần, phần da đem luộc, cắt thành sợi, phơi khô hoặc bỏ vào máy giặt quay cho ráo nước, chế biến, rồi giao cho các cơ sở bán cơm tấm, tiệm bánh mì, quán nhậu, cơ sở làm nem…; còn phần mỡ thì sử dụng làm tóp mỡ, dầu ăn.



Nghe bác kể tôi đã thấy nổi gai óc rồi, sáng nay báo chí vừa đưa tin công an vừa bắt quả tang cơ sở sản xuất bì lợn bẩn chưa từng thấy. Da heo sau khi được thu gom, giẫm đạp, các chủ cơ sở bắt đầu đem da heo đi rửa sơ rồi luộc, sau đó vớt ra cho “ngậm” hóa chất tẩy trắng trước khi cắt thành sợi và phơi khô. Có nhiều cơ sở còn chất da heo dưới nền nhà, lề đường mà không trải bạt, che chắn. Thậm chí nhiều trường hợp thợ mang luôn cả dép giẫm lên bì heo, lúc ngồi thái da heo thành sợi.



Nhưng công đoạn phơi khô là kinh hoàng nhất. Nơi phơi bì heo là mặt bằng các đường, hẻm lớn, nhỏ trong khu vực này. Bì heo được bỏ trên những tấm bạt cũ kỹ, ám bụi, phơi giữa lề đường, nơi có đông đúc phương tiện xe cộ qua lại; có nơi còn phơi ngay cạnh đống rác lớn, ruồi nhặng bay vo ve. Khi thu gom, những người đàn ông mang dép vô tư giẫm đạp lên sợi bì, sau đó dùng tay trần bốc bì khô bỏ vào bao cột lại, đem về chở đi bỏ mối cho khách hàng. Có lúc, nơi phơi bì heo còn là sân chơi “nô đùa” và là “nhà vệ sinh” của những chú chó ở gần đó.



PGS-TS Trần Đáng - Nguyên Cục trưởng cục An toàn Thực phẩm - cho biết, nhiều cơ sở sản xuất sử dụng oxy già, nước javen và các chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit có tính tẩy mạnh để làm sạch bì lợn.


Ăn thường xuyên bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư.



Một số cơ sở còn sử dụng kali nitrat ( KNO3) - chất được sử dụng chủ yếu trong phân bón nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây - để bóng bì khi nổ có màu đẹp mắt, gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.


Chưa kể, việc sử dụng oxy già hay các chất tẩy rửa công nghiệp chỉ có tác dụng làm trắng bì lợn, không thể diệt hết các loại vi khuẩn, ấu trùng, mầm lây bệnh. Nếu ấu trùng giun cuộn chưa bị tiêu diệt trong quá trình sơ chế và xử lý bóng bì, người tiêu dùng ăn phải có thể bị bệnh giun cuộn.


Cách phân biệt, chọn lựa bóng bì chất lượng


Theo PGS-TS Trần Đáng, để an toàn tuyệt đối, người dùng phải lựa chọn mua bóng bì tại những điểm uy tín, kiểm soát từ trang trại, quá trình chăn nuôi tới giết mổ. Khi đó, bì lợn mới đủ tiêu chuẩn để được sử dụng làm bóng bì.


Ngoài ra, các bà nội trợ có thể dựa vào cảm quan để lựa chọn bóng bì. Về màu sắc, bì sạch từ con lợn khỏe mạnh thường có màu trắng hồng, bì ngâm hóa chất có màu trắng tinh bất thường. Khi chế biến, bóng bì sạch sẽ có độ giòn, dai vừa phải.



Bóng bì sạch thường có mùi vị thơm ngậy đặc trưng. Bì lợn bẩn dù đã qua tẩy rửa nhưng khi chế biến vẫn có thể phát hiện mùi khác lạ của hóa chất, mùi hôi, ôi thiu.




webtretho


Kinh hoàng thực phẩm làm từ bì lợn bẩn



P0qwR7wrcsU