Các chị ơi hôm trước em đọc được một bài chia sẻ của một chị trên diễn đàn về việc sử dụng son môi bị nhiễm chì có tác hại đối với sức khỏe của mẹ và con. Hôn nay, em muốn chia sẻ một tác hại khác cũng do nhiễm chì, nhưng không phải nhiễm chì từ son môi mà là từ thực phẩm.



Nhân tiện hôm trước đọc được một bài chia sẻ của một chị trên diễn đàn về việc sử dụng son môi bị nhiễm chì có tác hại đối với sức khỏe của mẹ và con. Hôn nay, em muốn chia sẻ một tác hại khác cũng do nhiễm chì, nhưng không phải nhiễm chì từ son môi mà là từ thực phẩm.



Đó là trường hợp của bé gái 6 tuổi gần nhà em. Bé này có sở thích ăn món cháo trắng, trứng muối nên hầu như sáng nào cũng ăn sáng món đó. Và dường như đó cũng là món ăn yêu thích gắn bó với em ấy trong một thời gian dài.



Cũng như bao bạn trẻ hiện nay, cô bé này cũng thích những món chiên xào, thức ăn nhanh và khẩu vị ăn hơi mặn so với cả nhà.



Nhưng cách đây vài ngày em ấy xuất hiện một số triệu trứng như rát miệng, buồn nôn, đau bụng. Không những vậy khi đi vệ sinh thì thấy phân có màu đen, cứng và ở vành môi bắt đầu xuất hiện vành đen ở lợi. Mặc dù đã được mẹ nấu cho nhiều món ăn thanh nhiệt để trị táo bón nhưng tình trạng của em vẫn không khả quan lắm.



Chị hàng xóm còn than với em là gần đây con gái tính tình thay đổi nhiều, dễ cáu gắt, nhức đầu và đôi khi còn cảm giác như bị hoang tưởng ảo giác.



Đến khi đưa con đi khám thì chị mới giật mình khi biết con gái mình bị ngộ độc chì chỉ vì món ăn yêu thích hàng ngày.



Như chúng ta đã biết thì chì là một kim loại nặng đặc biệt có hại đối với cơ thể con người. Nó có thể gây cản trở tới quá trình hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, canxi, kẽm…



Các loại thực phẩm được xem là có nguy cơ nhiễm độc chì như trứng muối, bỏng ngô, rau muống và các loại ngao, trai, ốc, hến trong các nguồn nước bị ô nhiễm… sẽ gây hại đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là tế bào não.



Khi các chất độc này tích tụ ở xương sẽ cản trở chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em.






Não vốn là một cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi tồn tại của trung khu thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người.



Khi não bị tổn thương ở mức độ nhẹ sẽ làm suy giảm trí nhớ, nhưng nếu bị tổn thương nặng sẽ để lại hậu quả khủng khiếp hơn và có thể dẫn tới tình trạng người bệnh khó vận động, thậm chí không có khả năng tự lo liệu những việc nhỏ trong cuộc sống.



Cho nên các mẹ nên chú trọng đến việc bảo vệ não và tránh xa những thực phẩm được cho là có khả năng bị nhiễm chì.



Bên cạnh những thực phẩm nhiễm chì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não thì một số thực phẩm mà các mẹ vẫn ăn hàng ngày cũng có tác dụng xấu đến bộ phần này.



Các món chiên rán, xông khói



Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hậu quả từ việc sử dụng những loại thức ăn dùng dầu, mỡ chiên rán ở mức nhiệt trên 200 độ C hoặc những thực phẩm được phơi quá lâu dưới ánh mặt trời sẽ chứa nhiều lipid peroxide.



Loại chất béo này có khả năng đẩy nhanh quá trình lão hóa não, làm tổn hại trực tiếp tới sự phát triển của não bộ, thậm chí có nguy cơ gây mất trí nhớ.



Vì vậy, các mẹ nên hạn chế cho gia đình ăn các loại thịt hoặc cá được chế biến bằng các phương pháp như chiên, xào, rán, xông khói hoặc ngâm tẩm, phơi nắng quá lâu.



Món ăn quá mặn



Muối là một loại gia vị phổ biến, đồng thời cũng là một vi chất thiết yếu đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, các mẹ có biết rằng thói quen ăn quá mặn sẽ gây hại cho cơ thể, nhất là não bộ.



Thứ nhất là, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch mà còn làm hỏng các mạch máu, gây cản trở việc cung cấp máu cho não, lâu dài dẫn tới tình trạng não bị thiếu máu, thiếu oxy cùng các biến chứng như mất trí nhớ, chậm phát triển tâm thần…



Nếu không muốn gia đình mình có người rơi vào tình trạng này thì các mẹ nên nhớ lời khuyên của các chuyên gia nè: Người lớn chỉ nên hấp thu không quá 7gr muối/ngày, trẻ nhỏ là 4gr muối/ngày.



Thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu



Vì mục đích lợi nhuận, ngày nay có rất nhiều loại rau cũ thường được phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng. Vì vậy sẽ không thể nào tránh khỏi tình trạng dư thừa thuốc trong thực phẩm.



Do đó, trong quá trình sơ chế các mẹ phải đặc biệt lưu ý và làm sạch triệt để, nhất là đối với những loại rau, củ, quả. Việc làm này sẽ giúp hạn chế nguy cơ cơ tiêu chảy, ngộ độc và tác động xấu đến não.



Thực phẩm có chứa đường hóa học



Tuy những loại đường tự nhiên như đường mía, đường glucose hoàn toàn vô hại với cơ thể nhưng chỉ nên hấp thụ với số lượng vừa đủ. Vì nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho thể trạng và não của trẻ thiên về tính acid, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.



Đường tự nhiên nếu sử dụng quá nhiều còn ảnh hưởng như vậy thì đường hóa học sẽ còn ảnh hưởng xấu hơn đối với sức khỏe. Nếu tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này thì sẽ làm hư hại tới tổ chức của các tế bào não và ảnh hưởng tới quá trình phát triển ở trẻ.



Trên đây là những thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến sực phát triển của não bộ nếu chúng ta sử dụng quá nhiều, các mẹ nên lưu ý nhé.


Xem thêm video: Tác hại chết người với thói quen ăn mặn


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/11/wZ8aa46nMk-480x270.jpg




Xem thêm bài viết:


http://www.webtretho.com/forum/f119/bac-si-giat-minh-vi-ca-o-san-lam-to-trong-nao-co-gai-nguyen-nhan-la-do-so-thich-nhieu-nguoi-mac-phai-2471838/


http://www.webtretho.com/forum/f113/loai-thuc-pham-giup-ban-an-mon-nuong-tha-ga-ma-khong-lo-nam-cho-chet-vi-ung-thu-da-day-2309027/


http://www.webtretho.com/forum/f113/chuyen-gia-an-toan-thuc-pham-chinh-thuc-tra-loi-cau-hoi-an-nhieu-ot-gay-ung-thu-hay-phong-chong-duoc-ung-thu-2465694/