Nếu đã thấy những dấu hiệu cảm cúm xuất hiện, bạn nên tuân theo những điều sau nếu không muốn bỏ dở một buổi tiệc vui.


Triệu chứng của cảm cúm


Những biểu hiện thông thường nhất của cảm cúm là:


- Sốt nhẹ.


- Cảm giác ớn lạnh


- Nhức đầu


- Đau nhức mình mẩy


- Chóng mặt, mệt mỏi


- Không có cảm giác thèm ăn


- Ho, đau họng, chảy mũi (dịch mũi giống như nước)


- Tiêu chảy



Đau đầu khi cảm cúm sẽ khiến bạn không thể tập trung vào công việc



Cách chữa cảm cúm nhanh nhất


Đó là bạn nên tuân theo những gợi ý dưới đây:


- Uống nhiều nước. Virus gây cảm cúm khiến cơ thể dễ mất nước, tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thời gian bệnh. Bạn nên uống loại nước có chứa chất điện giải (electrolytes) hay nước dừa để bổ sung nước tốt hơn. Đơn giản hơn, bạn nên tăng cường uống nước ấm. Việc này vừa có thể khơi thông cái mũi đang nghẹt cứng của bạn mà cổ họng qua đó cũng trở nên dễ chịu hơn.



Uống thật nhiều nước để cân bằng lượng nước trong cơ thể



- Uống trà xanh. Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Cleveland Clinic, Ohio, Mỹ, cho biết uống hai hoặc ba tách trà/ngày có thể giúp nhanh hết cúm.


Có một lưu ý là bạn không nên uống sữa vì loại thức uống này có thể làm tình trạng ho của bạn trầm trọng hơn.


- Thu nạp nhiều calorie tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên ăn món súp gà, món này chứa nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ việc tăng sức đề kháng, hỗ trợ việc ngăn chặn những chứng viêm – nguyên nhân dẫn đến đau họng và tăng tiết đờm dãi – xảy ra mỗi khi bạn mắc cảm cúm.



- Súc miệng nước muối: Biện pháp phòng bệnh dân gian này luôn phát huy tác dụng phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Súc miệng bằng nước muối sau mỗi lần đánh răng có thể giúp sát khuẩn vùng họng, giảm bớt các cơn ho và đẩy lùi cảm cúm.


Cách pha nước muối súc miệng:


Bạn có thể làm nước muối theo tỷ lệ 9gr muối với 1 lít nước. Tùy vào mức độ “siêng năng” của bạn, bạn đun sôi nước muối rồi để nguội cho vào chai, dùng dần hoặc pha muối nước đun sôi để nguội một lượng vừa đủ cho mỗi lần xúc miệng.


- Xông hơi chữa cúm: Biện pháp dân gian này được khá nhiều người áp dụng bởi nguyên liệu dễ kiếm và lợi ích ngay tức thì của nó.


Cách nấu nồi lá xông:


Nguyên liệu bao gồm: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 – 20g hoặc một nắm to, hoặc bạn có thể mua bịch lá xông tại tiệm thuốc bắc.


Tất cả rửa sạch (với bịch lá xông mua ở tiệm thuốc bắc, bạn không phải thực hiện công đoạn này), cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, cho bạc hà (hoặc gói bột trong bịch lá xông) vào đun tiếp 1-2 phút.


Để nồi lá xông vào căn phòng kín gió, cởi quần áo, trùm mền hoặc cột chiếu kín đầu, mở nồi nước xông từ từ để cơ thể thích nghi dần với độ nóng và xông trong 5 – 10 phút. Sau đó mở từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Kế đến, lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô người, mặc quần áo, nằm nghỉ.


Phòng chống cảm cúm bằng dinh dưỡng


- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Việc này sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối ưu, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường khả năng hồi phục.


Trong bữa ăn hằng ngày, cần chọn các thực phẩm có nhiều protein, canxi và chất xơ, tăng cường sức khỏe cho thể trạng. Dù là trái cây, rau củ tươi, hay rau củ đóng hộp cũng đều mang đến tác dụng chống cảm cúm. Ngoài ra, các loại thức ăn khác như ngũ cốc, thịt nạc, sữa ít béo, sữa không béo cũng nên duy trì hằng ngày.



Duy trì bữa ăn đầy đủ dưỡng chất để phòng tránh cảm cúm ghé thăm



- Rửa tay thường xuyên: Khi bạn mắc bệnh sẽ kéo theo sự suy yếu của hệ miễn dịch. Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa việc xâm nhập virus gây hại vào cơ thể, làm nghiêm trọng hơn tình trạng bạn đang mắc phải. Do đó, bạn nên tăng cường rửa tay trước mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và không nên sử dụng tay để bốc thức ăn. Hành động này cũng nên được áp dụng thường xuyên ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh vì “phòng” sẽ luôn tốt hơn là “chống” bạn nhé!


http://www.womenshealthvn.com/cam-cum-xoang/cach-chua-cam-cum-nhanh-nhat-khong-can-uong-thuoc