hình ảnh

Việc chăm sóc một bé mới sinh rất khó khăn, và một trong những vấn đề cần đề cập đến đó là vệ sinh tai cho trẻ. Bạn có biết, trẻ em khi sinh ra, có đến 90% không cần lấy ráy tai hay không? Vậy từ trước đến nay bạn có biết đến những điều này?

90% trẻ em không cần lấy ráy tai:

Bạn có biết ráy tai được hình thành từ đâu? Ráy tai được hình thành từ những bị bẩn, mồ hôi, bã nhờn do các tuyến trong ống tai tiết ra từ đó hình thành những tế bào chết nằm trong tai, gọi là ráy tai. Vì thế mà 90% trẻ khi mới sinh, thường không tiếp xúc với bụi bẩn ở môi trường bên ngoài nên ít hình thành ráy tai. Vì thế trong thời gian này bạn không nên dùng bông ráy tai để vệ sinh tai cho bé vì điều này hoàn toàn không cần thiết. Hầu hết các mẹ đều có thói quen sử dụng tăm bông, tuy nhiên nếu bạn lựa chọn đầu tăm bông bị cứng hoặc lỡ tay làm mạnh, trẻ có thể bị đau và nguy hiểm hơn là trẻ bị thủng màng nhĩ. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch và mềm mại làm sạch vành tai và ống tai ngoài của trẻ là được.

Vệ sinh tai cho trẻ khi nào là tốt nhất ?

Trong quá trình tắm cho bé thì các mẹ bỉm sữa hãy kết hợp vệ sinh tai cho bé. Bạn cần sử dụng khăn mềm thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau vùng vành tai, tập trung vào những phần có nếp gấp. Sau đó bạn xoắn nhẹ góc khăn và lau vùng ống tai phía ngoài của bé. Nên vệ sinh tai lúc bé đang thoải mái, tránh những lúc bé quấy khóc hoặc đang khó chịu.

Sử dụng nước vệ sinh tai cho trẻ

Đối với trẻ đã lớn so với các bé sơ sinh dưới 1 tuổi thì các mẹ bỉm sữa có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô liu để vệ sinh tai cho trẻ khi ráy tai không tự bong ra ngoài. Bạn hãy để bé nằm nghiêng một bên sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai của trẻ, sau đó ráy tai sẽ tự mềm và bong ra ngoài.

Hiện nay ở các nhà thuốc bán lẻ đều có bán những sản phẩm vệ sinh tai cho bé bao gồm nước nhỏ tai và dụng cụ để lấy ráy tai. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, các mẹ bỉm sữa không nên tự ý mua và sử dụng những sản phẩm này. Đối với trẻ đã có ráy tai, nếu ráy tai đóng quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn và đúng cách bạn nhé.

Vệ sinh tai cho trẻ đúng cách là điều mà các mẹ bỉm sữa cần bổ sung kiến thức cho bản thân để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe của đôi tai bạn nhé.