Làm sao để loại bỏ cảm giác mệt mỏi khi thức giấc và cảm thấy hăng hái suốt cả ngày? Nếu bạn muốn điều đó, hãy làm theo 9 điều đơn giản sau đây:



1. Thức dậy sớm



Theo nghiên cứu thì so với những người mà 10 giờ mới là bình minh, những người tỉnh giấc và dậy khỏi giường lúc 7 giờ sáng có khả năng tỉnh táo cao hơn đến 25%.



Nếu bạn vốn không phải là con người của lúc bình minh, có thể dùng một số mẹo để kéo mình dậy chẳng hạn như đặt đồng hồ báo thức ở chỗ xa đủ để bạn phải ngồi hẳn dậy, đi tới để tắt; hoặc bạn hãy bật đèn, vì trước ánh sáng, cơ thể ta sẽ tự nghĩ là đến lúc thức dậy rồi. Ngoài ra, áp dụng những mẹo khác như uống một cốc nước, đi tắm, đi bộ ngắn… bạn sẽ nhanh chóng rũ bỏ được sự lờ đờ ngái ngủ.




(Ảnh: Internet)



2. Hãy “yêu” nhau đi



Chuyện quan hệ sẽ đẩy nhanh sự trao đổi chất, đẩy nhanh tốc độ đưa máu chứa oxy đến các tế bào, giúp giảm căng thẳng, tăng sức sống. Sự tiếp xúc thân mật này, dù bạn có không đạt được cực khoái đi nữa, cũng kích thích sản sinh hormone cortisol giúp cơ thể tỉnh táo và sẵn sàng hành động, không chỉ vậy còn tăng lượng endorphins trong cơ thể để bạn hồ hởi suốt cả ngày.



3. Uống nước



Một cốc cà phê có thể làm bạn tỉnh người, nhưng đi kèm với nhiều tác dụng phụ và chỉ có tác dụng trong nhiều nhất là 3-4 tiếng, sau đó bạn sẽ bị ỉu xìu. Vậy nên thay vì lệ thuộc vào cô bán cà phê quen, bạn hãy uống một cốc nước mát thì hơn.



Còn trong trường hợp bạn vẫn cần cà phê mới chịu nổi? Trừ khi bạn tập luyện vào buổi sáng (các nghiên cứu cho thấy caffeine có thể giúp chúng ta vận động lâu hơn và mạnh hơn), còn thì hãy cố gắng nhịn “cữ” sáng sớm để dành lại đến khoảng 9 rưỡi đến 11 rưỡi - đó là khi lượng cortisol tự nhiên bắt đầu giảm và cần sự hỗ trợ.



4. Ăn vặt



Cơ thể chúng ta đã được “thiết kế” với cơ chế cứ mỗi 4 tiếng lại cần được nạp lại năng lượng, vậy nên theo các chuyên gia, nếu bạn hoàn toàn không ăn vặt thì thật khó duy trì lượng đường huyết đủ để có thể tỉnh táo, khỏe khoắn và tập trung. Nếu bạn cứ mệt hoài, bắt đầu từ mai hãy thử ăn sáng lúc 7 giờ, trưa lúc 11 giờ, xế lúc 3 giờ chiều và ăn tối lúc 7 giờ tối, mỗi bữa trung bình cung cấp khoảng 400-600 calories, tùy theo mức độ hoạt động.



Và bất cứ khi nào bạn ăn, hãy nhớ sự kết hợp protein nạc + carb phức hợp + một chút chất béo lành mạnh; đó có thể là một lát bánh mỳ nướng nguyên cám + bơ đậu phộng + chuối, hoặc gà nướng + salad rưới dầu oliu… Trong bộ 3 này, carbs sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn, protein giúp bạn no đồng thời chịu trách nhiệm chăm sóc cơ bắp, còn chất béo sẽ giúp cho bữa ăn ngon lành, giúp bạn thỏa mãn, no lâu hơn và bớt những cơn thèm “sảng” không cần thiết.



5. Bổ sung vitamin D



Cơ thể thiếu vitamin D thì sẽ bị mệt triền miên, cơ bắp hay xương khớp đều cảm thấy rệu rã, khả năng tập trung và suy nghĩ cũng kém đi… và tình hình là rất nhiều người trong chúng ta không nhận được đủ 600 IU cần thiết mỗi ngày. Theo thống kê thì phụ nữ trung bình mới chỉ tiếp nhận có khoảng 144-276 IU mà thôi, chưa được đến một nửa nhu cầu.



Bạn sẽ nhận được vitamin D từ thực phẩm, chẳng hạn như từ các loại cá béo, sữa, nước cam, nhưng tốt nhất hãy đi khám để biết mình đã đủ nhu cầu hay vẫn còn thiếu, thiếu bao nhiêu, và bác sỹ có thể khuyên bạn uống viên bổ sung để đảm bảo được con số cần thiết.



6. Chăm chỉ vận động



Tập luyện thể dục thể thao là điều mà bạn rất cần khi cảm thấy uể oải, nhưng rõ ràng là khi uể oải, ta khao khát việc được nằm xải lai hơn nhiều so với lao đầu đến phòng tập. Lúc đó, không còn cách nào khác, bạn hãy cố gắng nhớ đến cảm giác sảng khoái khỏe khoắn nhận được sau khi đổ mồ hôi. Tuy nhiên cách giải quyết triệt để nhất là hãy cố gắng có lịch tập cố định mỗi ngày - tính cố định này sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì và việc tập luyện cũng có hiệu quả hơn. Lịch tập như thế nào là tùy thuộc vào thời gian biểu của bạn nhưng nghiên cứu cho thấy tập vào buổi sáng có thể đem lại tác dụng lâu dài và hiệu quả tốt nhất.



Bên cạnh việc tập luyện, bạn cũng cần năng động hơn trong những hoạt động bình thường. Đừng chỉ ngồi lì hoặc đi 3 bước thôi cũng lấy xe đi - những việc tưởng tiết kiệm năng lượng đó hóa ra lại có tác dụng ngược, lý do là việc ngồi nhiều ngăn cản máu đưa oxy đi khắp cơ thể, và chuyện mệt mỏi là đương nhiên.



webtretho


(Ảnh: Internet)



7. Làm mới lịch trình của mình



Hãy thử tập bài mới, chọn con đường mới đi làm, đọc một cuốn tiểu thuyết, hoặc bất kỳ việc gì dù là nhỏ nhoi nhưng có thể đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ… Những sự thay đổi này sẽ tăng sản sinh hormone dopamine, giúp bạn cảm thấy tốt hơn, mức năng lượng cũng tăng lên. Vậy nên hãy tìm cách làm mới mình và môi trường xung quanh mình mỗi ngày!



8. Nghe nhạc



Những giai điệu nhanh, tươi vui rộn rã cũng là cách giúp bạn vui vẻ hơn, không chỉ vậy bạn cũng sẽ vô thức điều chỉnh nhịp độ của mình theo giai điệu được nghe.



9. Tránh xa những câu chuyện không hồi kết



Bạn có đồng nghiệp hay than vãn, bạn cùng phòng lúc nào cũng có chuyện kể lể xin lời khuyên? Dù không cố tình nhưng họ đang hút đi sức sống của bạn đấy. Việc cố gắng giải quyết vấn đề của người khác không chỉ mất thời gian mà còn mệt đầu nữa, nên dù giúp đỡ người khác là tính tốt nhưng bạn cần biết đặt ra giới hạn. Chẳng hạn khi họ tìm đến, hãy giải thích bạn chỉ có 10 phút rảnh thôi để họ “trình bày” phiên bản ngắn gọn nhất của câu chuyện; và sau khi nghe xong, hãy làm rõ bạn có thể làm gì và không thể làm gì. Mất lòng trước, được lòng sau, đừng để lây dây rồi mọi chuyện chẳng đi đến đâu được cả.