Như mọi người cũng biết, thời gian qua người dân miền Trung, nhất là ở các tỉnh Huế, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình phải chịu cảnh mưa bão liên tục, làm nước dâng cao gây lũ lụt nghiêm trọng. Không chỉ sóng đánh ào ào, mà nhà cửa cũng chìm trong biển nước gây thiệt hại nặng nề về tài sản, thậm chí tính mạng con người cũng bị đe dọa. Bằng chứng là có nhiều người chết và mất tích do bị nước lũ cuốn trôi. 

Công văn yêu cầu các đoàn cứu trợ phải liên hệ địa phương: Chỉ là hiểu lầm, lo cho sự an toàn

Cho nên, với tình hình này nhiều hộ dân đã chọn cách lên núi lánh nạn. Những tưởng đã yên ổn nhưng thiên tai lại không tha, xuất hiện tình trạng sạt lở đất vô cùng nguy hiểm. Thật sự thương người dân quá, khổ đến thế là cùng.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình trang VTC News.

Theo trang VTC News đưa tin, đợt mưa lũ này, xã Thạch Hóa (Quảng Bình) bị ngập hơn 1.200 hộ dân với độ sâu từ 1 - 1,2m, nhiều gia đình phải di dời lên vùng cao để tránh lũ. Tuy nhiên, mưa cứ kéo dài từ ngày này sang ngày khác với lượng lớn nên đã gây sạt lở ở các khu vực vùng núi.

Sáng 22/10, ông Cao Xuân Bình - Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Tối qua 21/10, xã khẩn trương di dời 21 hộ dân ở khu vực Ba Cồn, thôn Đạm Thủy 2 do nứt lở núi. Hiện, trên núi đã có một đường nứt lớn, các hộ dân sinh sống ở phía dưới có thể bị đè sập bất cứ lúc nào”.

Ông Bình nói thêm: “Sau khi di dời dân đến ở tạm khu vực an toàn, lực lượng chức năng sẽ tháo dỡ các ngôi nhà trong khu vực bị ảnh hưởng”.

Cũng may tình trạng nứt lở núi được phát hiện và người dân rời khỏi kịp thời, chứ không hậu quả khôn lường lắm. Thật sự giờ nghe hai từ “sạt lở” là ai cũng rùng mình, bởi vụ tai nạn khiến nhiều chiến sĩ trong đoàn cứu hộ ở Rào Trăng hy sinh vẫn còn để lại nỗi xót xa chưa nguôi. Cho nên, cả nước đang hướng về miền Trung và cầu cho mọi người bình an vô sự, thoát mưa lũ lịch sử, không còn ai trở thành nạn nhân của thiên nhiên nữa. 

hình ảnh

Ảnh vết nứt lớn trên núi Ba Cồn. (Nguồn: VTC News)

Tuy nhiên, không phải tình trạng sạt lở nào cũng được phát hiện kịp thời như vậy nên người dân vẫn còn hoang mang, thắc mắc rằng nguyên nhân nào và đến bao giờ mới dự báo được sạt lở đất để tránh được thiệt hại về người và tài sản?

Phó giáo sư tiến sĩ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã giải đáp, nước là kẻ thù số một của sườn dốc. Họ cũng tính rằng chỉ cần mưa với cường độ khoảng 100mm/ngày, hay mưa nhỏ vài chục milimet nhưng kéo dài cả tuần đến chục ngày là đủ để làm đất đá bị bão hòa nước. Và khi đó nếu tiếp tục có một trận mưa lớn đột ngột thì khả năng cao là sẽ gây ra trượt lở.

Còn riêng vấn đề Việt Nam đã có bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tại hơn 20 tỉnh, nhưng vì sao cho đến nay vẫn không thể dự báo được sạt lở đất thì ông Văn cho biết: “Đây vẫn còn là ước mơ” chỉ có thể áp dụng với sườn dốc quan trọng mà trượt lở xảy ra ở đó có thể gây ra hậu quả lớn về người và cơ sở vật chất. Ví dụ dọc các đường cao tốc, gần các trung tâm dân cư lớn... Còn nhìn chung đối với các sườn dốc tự nhiên, ở các vùng nông thôn, miền núi thì vẫn cần thời gian.

Ông Văn chia sẻ thêm, để phòng tránh, giảm nhẹ nguy cơ, hậu quả trượt lở đất đá, một điều chắc chắn là các bản đồ hiện trạng, phân vùng cảnh báo ở các tỷ lệ sẽ phải được chuyển giao kịp thời và được sử dụng triệt để, hiệu quả hơn nữa. Các diện tích được xác định là có nguy cơ cao cần xác định thêm các vị trí tương đối an toàn, có thể tìm đến sơ tán,...

Ngoài ra, ngay lúc mưa bão này nên tránh những vị trí sườn dốc đã bị cắt chân làm đường, lấy mặt bằng xây nhà cửa, cơ sở hạ tầng, tránh các khu vực thủy điện, thủy lợi, tránh ở gần các dòng nước hoặc có khả năng có dòng nước chảy qua, tránh các sườn dốc trên đỉnh thấy xuất hiện các vết nứt, đọng nước hoặc có nước chảy ra.

Nguồn: thông tin tổng hợp