Việc bão chồng bão gây mưa lớn nhiều ngày liên tục không chỉ khiến người dân miền Trung sống lầm than trong cảnh ngập lụt, mà khi lên núi trú ẩn cũng bị nguy cơ sạt lở. Hiện, tình trạng sạt lở đất đang được báo động ở mức rất cao và người dân phải đối diện với mối nguy hiểm rằng có thể bị vùi lấp bất cứ lúc nào. Sao mà khổ đến thế này cơ chứ?

Quảng Bình lại di dời dân vì núi có vết nứt lớn: Chuyên gia giải đáp vì sao sạt lở nghiêm trọng

Theo trang Tiền Phong đưa tin, dù bão số 9 đã tan nhưng Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường tiếp tục gây mưa lớn ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị. Lượng mưa trong hôm nay đến 31/10 phổ biến 200-400mm/đợt. Riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi trên 500mm. Thanh Hóa có mưa vừa, có nơi mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt.

hình ảnh

Ảnh chụp màn hình trang Tiền Phong. 

Do mưa lớn tiếp tục kéo dài, hàng loạt địa phương ở miền Trung đối mặt với nguy cơ sạt lở đất rất cao. Chưa kịp mừng khi bão đi qua thì người dân lại rầu vì tai ương khác sắp đến, cụ thể là các huyện thuộc các tỉnh dưới đây.

Quảng Bình: Bố Trạch, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh.

Quảng Trị: Hướng Hóa, Cam Lộ, Đăkrong, Gio Linh, Triệu Phong, Vĩnh Linh.

Thừa Thiên Huế: A Lưới, Phong Điền, Hương Thủy, Nam Đông, Hương Trà.

Quảng Nam: Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Tiên Phước, Quế Sơn.

Quảng Ngãi: Trà Bồng, Ba Tơ, Đức Phổ, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa.

Kon Tum: Sa Thầy, Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Kon Plong, Ngọc Hồi, Ia H’Drai,  Đăk Tô, Tp. Kon Tum, Đắk Hà

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

Ngoài ra, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, thành phố Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai cũng có nguy cơ sạt lở đất trung bình đến cao. Vì vậy, mọi người dân nơi đây không được chủ quan, cần nhất là phải biết dấu hiệu và cách phòng tránh sạt lở đất để bảo đảm an toàn bản thân cũng như mọi người trong gia đình nhé.

Dấu hiệu nhận biết sạt lở

Bão, mưa lũ thường gây ra những trận sạt lở đất kinh hoàng, đặc biệt ở các khu vực miền núi hay ven sông, suối gây thiệt hại lớn. Tuy công nghệ của thế giới cũng như Việt Nam chưa thể dự báo chi tiết đến từng điểm và thời gian chính xác xảy ra sạt lở đất nhưng nó cũng sẽ có một vài dấu hiệu cảnh báo nguy cơ.

- Mưa lớn và kéo dài nhiều ngày liền.

- Nước sông, suối từ màu nước trong chuyển sang đục.

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Cây cối dù lớn hay bé cũng nghiêng.

- Mặt đất phồng lên, cây cối rung chuyển.

- Xuất hiện âm thanh lạ trong lòng đất.

- Tường nhà bỗng có vết nứt.

Cho nên, khi thấy một trong các dấu hiệu này thì khả năng nơi đó xảy ra sạt lở rất cao, người dân cần nhanh chóng rời khỏi, đi đến các địa phương khác an toàn hơn. 

Cách phòng tránh sạt lở

Được biết, trong đợt mưa lũ kéo dài suốt tháng 10 ở miền Trung, rất nhiều vụ sạt lở đất gây thương vong lớn đã xảy ra như tại thủy điện Rào Trăng 3, vụ sạt lở Trạm kiểm lâm 67. Do đó, để không còn tình huống tang thương nào xảy ra thì mọi người cần biết cách phòng tránh sạt lở sau.

- Trồng cây, bảo vệ rừng để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất. 

- Không nên xây nhà ở khu vực đã từng xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực ven sông, suối, sườn dốc, gần mái dốc đường giao thông.

- Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa lũ.

- Theo dõi tin tức về các đợt mưa lớn, kéo dài, nguy cơ sạt lở đất cao.

- Chủ động quan sát các dấu hiệu sạt lở đất, kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương và người trong nhà cũng như mọi người xung quanh biết để ứng phó.

- Tốt nhất nên nhanh chóng rời khỏi khu vực đã xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sạt lở, không nên trì hoãn tiếc đồ đạc, mà phải luôn nhớ câu “còn người thì còn của”.

Nguồn: thông tin tổng hợp