Không phải cứ ăn ngủ đủ là con khỏe con thông minh đâu các mẹ nhé, chính việc vận động từ sớm mới giúp trẻ tăng sức đề kháng, não bộ trẻ mới được kích hoạt nhé.

VẬN ĐỘNG SỚM GIÚP TRẺ KHỎE MẠNH THÔNG MINH HƠN?

🐳 1- Vận động cho trẻ sơ sinh? Cần thiết hay không?

Có rất nhiều mẹ hỏi: "con mới được vài ngày, 2 tháng, 3 tháng chả chịu chơi đâu, nằm tí là đòi bế rồi, với lại bé vậy thì vận động gì được?"

Thực tế não bộ của bé được kích thích phát triển đầu tiên là bằng vận động sớm. Trẻ em được sinh ra đều có bản năng là học. Học để đạt được những kỹ năng cơ bản như lẫy, ngồi, trườn, bò, đứng, đi, chạy.... Tất cả những hoạt động này đều thể hiện sự phát triển của não bộ. Thế nhưng đã là vận động thì phải được tập luyện. Có thể đến lúc, đến tuổi cũng sẽ làm được, nhưng có điều cha mẹ không biết não bộ của bé hoàn thiện chậm hơn và đã bỏ lỡ sự kích hoạt trong thời kỳ phát triển bùng nổ của nó.

🐳 2- Vận động có lợi gì cho trẻ ?

Một em bé sẽ có cơ hội phát triển vượt trội hơn khi em bé đó có cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Cũng giống như chúng ta, muốn cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai thì phải ăn được, hấp thụ được, ngủ được, ...trẻ em cũng thế. Từ sơ sinh, trẻ được tập vận động mỗi ngày sẽ đạt các lợi ích:

- Ăn tốt, ngủ tốt: Chơi nhiều, vận động nhiều, tiêu hao năng lượng. Vậy là nhu cầu ăn tăng lên, nhu cầu ngủ tăng lên. Mà trẻ sơ sinh thì nên ăn ngủ theo nhu cầu. Vận động cũng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn phát triển tốt hơn. Vậy thì còn gì bằng nữa nhỉ???

- Sức đề kháng tốt, dẻo dai ít ốm vặt : Khi vận động cơ thể sản sinh ra các kháng thể giúp bé thích nghi với môi trường tốt hơn. Mồ hôi ra nhiều khi vận động giúp đào thải độc tố.

- Đạt được các mốc phát triển sớm hơn: 90% trẻ được tập luyện một cách khoa học trong giai đoạn sơ sinh thì đều lẫy sớm hơn, ngồi sớm hơn, đi sớm hơn, nhanh nhẹn và cứng cáp hơn hẳn các bé không được vận động.

Vì sao thế? Cứ bế bé trên tay thì làm sao phát triển được các khối cơ và khung xương nhỉ? Văn ôn, võ luyện, bé được luyện tập thường xuyên sẽ nhanh đạt được các mốc phát triển hơn các bé bình thường.

- Tránh nguy cơ béo phì và ngừa bệnh tiểu đường: Năng lượng tiêu hao cho vận động của bé rất cao, điều này sẽ làm giảm một lượng lớn cholesteron tồn tại trong cơ thể bé, khi nhịp sinh học và quá trình đao đổi chất trong cơ thể ổn định nhịp nhàng thì không chỉ tiểu đường, các bệnh lý về tim mạch và các bệnh nhiễm trùng cũng sẽ không thể tồn tại.

- Bé nhận thức tốt hơn, nhanh hơn: Cơ thể khỏe mạnh, giúp bé ham học hỏi và tìm hiểu thế giới xung quanh. Tinh thần của bé sảng khoái và minh mẫn, khả năng thẩm thấu và tiếp nhận thông tin của bé cũng tốt hơn.

Quá nhiều tác dụng rồi còn gì nữa các mẹ nhỉ?

HÃY BẮT ĐẦU VỚI CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG CHO BÉ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỚM ONLINE THÔI. (Xin được demo mỗi lứa tuổi 1 hoạt động nha)

🐳 1. Trẻ 1 và 2 tháng:

PHẢN XẠ BƯỚC ĐI

Đây là phản xạ mà trẻ sơ sinh nào cũng có ngay khi vừa sinh ra. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng đưa tay vào nách bé, giữ tư thế đứng, sau đó hơi ngả về phía trước, sẽ thấy chân bé có động tác bước đi. Bạn cho bé bước 2-3 bước rồi nghỉ. Mỗi lần chơi với bé, bạn có thể làm vài lần. tập thường xuyên giúp cơ chân khỏe, giữ được phản xạ bước đi, sau này việc đi của bé sẽ tốt hơn.

NẰM SẤP NGẨNG ĐẦU: tương tự như phản xạ bước đi, ngay từ khi sinh ra, bé có thể ngẩng đầu được ít nhất 2,3 giây. Khi bạn cho bé tập thường xuyên, cơ cổ của bé nhanh cứng cáp, được luyện tập và làm tiền đề cho ham muốn được lẫy. Bởi thế giới của bé lúc đó là thế giới thực chứ không phải thế giới khi bé được ẵm ngửa (thế giới phẳng 2 chiều). Ngoài ra việc bé nằm sấp cũng sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Khi mới sinh mẹ có thể cho bé nằm sấp trên người mình, sao cho đầu của bé vừa khít ở giữa hai bầu vú mẹ. Khi mỏi bé có thể gục xuống mà không bị ngạt vì bé sẽ quay nghiêng đầu cho vừa. khuyến khích mẹ cởi cúc áo để thực hiện cho con da tiếp da - vừa giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn, vừa khiến con có cảm giác an toàn hơn với thế giớ xung quanh.

Khuyến cáo: Hoạt động này chỉ nên thực hiện sau khi con ăn được ngoài 40p hoặc trước khi ăn khoảng 30p. Nếu là thực hiện sau khi ăn thì mẹ phải có động tác vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sau khi ăn nhé.

🐳 2. Trẻ 1-2-3-4-5-6... đến tận 1 tuổi tháng (hoạt động này thực hiện ngay cả tháng thứ 1 luôn nhé các mẹ)

HOẠT ĐỘNG MASSAGE (viết tắt là ms nhé)

- Bước 1: Massage nhuận tràng: mẹ dùng 2 tay vuốt dọc thân của bé từ nách xuống đến bụng, dùng tay phải xoa quanh vùng rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 4 vòng. sau đó tiếp tục vuốt nhẹ 2 bên thân rồi dùng tay trái làm như tay phải. Lặp lại nhiều lần nếu trẻ thấy thích.

- Bước 2: Kết hợp ms chân kết hợp tập cơ chân và nhuận tràng. Bạn dùng 2 tay vuốt dọc thân bé, đến khi xuống chân thì làm động tác nắn chân bé theo chiều dọc. Động tác này khiến bé đỡ mỏi chân nên thường bé sẽ duỗi ra theo nhịp ms của bạn. Tiếp đó làm động tác:giữ chân phải thẳng, co chân trái - Duỗi chân trái, giữ chân trái thẳng - co chân phải. thay phiên nhau tối thiểu 3 lần (ghi nhớ, động tác này làm chậm thôi nhé, đừng ép bé phải co theo, nếu chân bé cứng, bạn hãy thả lỏng và day khớp đầu gối cho bé trước khi làm) - tiếp theo là 2 chân cùng co, khi co chân bạn hơi ấn nhẹ vào bụng bé rồi duỗi ra. Làm tối thiểu 3 lần. Và cuối cùng là động tác đạp xe đạp. Bạn làm động tác từ chậm đến nhanh và không cố ép bé nếu bé cứng chân để chống lại.

- Bước 3: Ms các khớp có thể xoay tròn và các khớp nhỏ của bé: bạn dùng lòng bàn tay dựng đứng lên, áp vào lòng bàn chân, lòng bàn tay bé và nhẹ nhàng xoay nhẹ để khớp cổ tay và cổ chân thực hiện việc xoay vòng. ghi nhớ là nếu chân con không thả lỏng thì không cố xoay mà nên vuốt qua các khớp cho con để máu lưu thông tốt hơn nhé. Sau đó bạn vuốt từng ngón tay, ngón chân cho bé để bé nhận thức được tay và chân của bé đều có thể cử động.

- Bước 4: Làm động tác mưa rơi (dùng ngón tay làm động tác đánh đàn) trên lưng, trên bụng, ngực của bé.

Cuối cùng, bạn nên vừa ms vừa nói chuyện với bé hoặc hát một cách hào hứng để tăng thêm sự yêu thích của trẻ với bài tập này.

🐳 3. Trẻ 2-3-4 tháng:

HOẠT ĐỘNG TẬP LẪY: Khi bé đã có thể tự chuyển sang tư thế nằm nghiêng, bạn cho trẻ nắm vào ngón tay trỏ hoặc cái của bạn, và kéo bé lật sấp với động tác nhanh, gọn, dứt khoát. Chỉ vài lần, bé sẽ nhận thức được rằng bé có thể lẫy, và dùng lực cố gắng 1 lần. Cũng chỉ sau vài lần, bé sẽ bắt đầu nắm tay bạn chắc hơn để được lẫy và bé cũng ham muốn được lẫy nhiều hơn, cố gắng hơn khi tự tập lẫy.

🐳 4. Trẻ 3-4-5 tháng:

TẬP ĐẠP CHÂN cho bé đạp vào các vật phát ra tiếng kêu như nilon, lật đật, đàn có phát ra tiếng khi đập vào nút. Bé thấy mình đạp phát ra tiếng kêu sẽ vô cùng thích thú và đạp tiếp. Hoạt động này giúp bé phát triển cơ chân và xúc giác da của chân.

🐳 5. Trẻ 4-5-6 tháng:

TÂP NHÚN NHẢY : Chắc hẳn các mẹ sẽ thấy tầm tháng này bé thích bế vác và chân rất muốn bước phải không nào. Các mẹ chỉ cần nhấc bé lên, rồi lại đặt bé xuống, để chân bé chạm mặt đất, rồi lại nhấc lên. Bé sẽ xuất hiện lại được cảm giác chân sẽ chạm xuống đất và sau đó nhún chân, bật lên theo nhịp tập của mẹ. Điều này sẽ giúp bé hiểu được mình có thể đứng và bật được. Tập bài này hơi mệt một chút. nhưng mẹ nào có con tầm tuổi này mà cứ nhấc con lên là 2 chân lại xoắn vào nhau thì nên chú ý bài tập này để cải thiện tình trạng đứng của bé nhé.

Nguồn: https://giaoducsom.vn/

P/S: Linh Nhi Baby Care Hà Nội - Dịch vụ chăm sóc bé tại nhà.


☎️ 0387100204


Website: www.linhnhibabycare.vn


Facebook: www.facebook.com/linhnhibabycarehanoi