Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong suốt thai kỳ. Bà bầu bị tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu, mẹ cũng có nguy cơ tử vong.




Một người mẹ nhận ra rằng mình đang mang thai ở tháng thứ 4, đang vui mừng khôn xiết nhưng sau đó đột nhiên cô ấy bị tiền sản giật khởi phát bất ngờ và bắt buộc phải đối mặt với việc mổ bắt thai. Dưới đây là câu chuyện của cô ấy:



Thai 5 tháng và những dấu hiệu bất thường



Tôi đã bị sốc và hạnh phúc cùng một lúc. Bởi vì đây là đứa con đầu tiên tôi mong ngóng sau 3 năm kết hôn. Vậy nhưng ở tháng thứ 5 của thai kỳ, tôi bắt đầu có triệu chứng đau thắt ngực, nghẹt thở, buồn ngủ, mệt mỏi, chân sưng lên. Tuy nhiên tôi ỷ y cho rằng đó là triệu chứng bình thường của cơ thể khi mang thai chứ không mảy may nghi ngờ bất cứ điều gì…



Một ngày, tôi nói chuyện với mẹ tôi về những gì đang xảy ra. Ngay sau đó, mẹ tôi yêu cầu tôi phải đi khám thai ngay vì đó có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Lúc đầu, tôi không tin; cho đến khi mẹ đến tận nhà gặp tôi và đưa tôi đến bệnh viện. Trên đường đi, tôi bắt đầu thấy đau dồn dập còn mẹ tôi nói với tôi rằng có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ và tôi sẽ sinh. Tôi cảm thấy hoang mang cực độ và chỉ mong đến được bệnh viện càng sớm càng tốt.



Ngay khi vừa đặt chân đến phòng cấp cứu của bệnh viện phụ sản, tôi được thăm khám cấp tốc. Y tá đã chọc ngón tay vào chân và ống chân phù nề của tôi và họ tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi tôi không hề biết mình đang gặp nguy hiểm đến thế nào. Sau đó tôi được chích thuốc an thai, đồng thời bác sĩ tiêm cho tôi một mũi thuốc trưởng thành phổi để hỗ trợ phổi cho thai nhi trong bụng. Tôi cũng được tiêm magiê sunfat vào tĩnh mạch để ngừa co giật và đột quỵ…





Thức dậy sau ca mổ lấy thai



Tôi đã có một giấc ngủ kỳ lạ trong suốt thời gian các bác sĩ tiến hành ca mổ. Con trai tôi đã được 31 tuần tuổi, có thể bé sẽ sống sót sau sinh, tôi mong mỏi điều đó hơn bao giờ hết.



Tôi hầu như không đủ tỉnh táo khi các nữ hộ sinh tiến hành vệ sinh vùng bikini. Ngay giây phút các bác sĩ thông báo con trai tôi đã chào đời thì tôi cũng không đủ nhận thức để suy nghĩ bất cứ điều gì nữa…



Tỉnh lại ở phòng hậu phẫu, cảm giác đầu tiên của tôi là rất lạnh. Sáng hôm sau, tôi bắt đầu co giật. Tôi được các bác sĩ tiêm thuốc chống động kinh và tiếp tục ngủ. Khi tỉnh lại lần tiếp theo, tôi đã được đặt ống nội khí quản và chân tay bị trói chặt vào giường còn con trai tôi đang nằm trong lồng ấp. Sở dĩ các tôi bị trói chặt chân tay vào giường vì họ để đề phòng trường hợp tôi co giật sẽ làm lỏng ống nội khí quản, nguy hiểm đến tính mạng. Kể từ lúc đó tôi không trò chuyện được bình thường nữa, tất cả là những tín hiệu chân tay và ánh mắt…



Ơn trời, dù sao cả hai mẹ con tôi cũng sống sót.



Cố gắng giữ sự sống…



Tôi nằm bơ phờ trên giường, không đi đứng suốt 3 tuần sau sinh sớm vì tiền sản giật. Sau đó, tôi bắt đầu tập đứng, đi bộ chậm rãi. Dù mỗi lần đứng dậy, tôi cảm thấy chóng mặt như ngất xỉu nhưng tôi không có lựa chọn nào khác: tôi muốn nhìn thấy con mình.



Khi các triệu chứng đau đớn bắt đầu cải thiện, tôi lần lần đến phòng chăm sóc trẻ sinh non. Tôi đã nhìn thấy con mình đang được chăm sóc đặc biệt bởi những thiên thần áo trắng, bé chỉ nặng 1.335 ký. Lúc này tôi mới biết một sự thật: lúc mới được lấy ra khỏi bụng mẹ, bé rất non yếu, không cất tiếng khóc. Sau những thủ thuật bóp bóng và hút dịch, con trai tôi mới cất được tiếng khóc, da hồng hào. Bé được cho vào phòng hồi sức để thở oxy, đặt đường tĩnh mạch trọng tâm để nuôi dưỡng.



Bây giờ bé đang phải đối phó với triệu chứng vàng da vì hẹp ống mật - một biến chứng của trẻ sinh ra từ mẹ bị tiền sản giật. Bé phải trải qua một ca phẫu thuật để mọi thứ ổn định hơn nhưng con trai tôi kiên cường lắm, chắc chắn bé sẽ khỏe mạnh về với mẹ.



Càng thương con, tôi càng ra sức học cách kích sữa cho con bú. Mỗi ngày, tôi hút sữa và gửi cho con vì sữa mẹ lúc này là nguồn thức ăn tốt nhất cho bé.



Cẩn thận với chứng tiền sản giật



Tôi nhớ, có những lúc không được ra khỏi giường, lắm lúc sợ cứng người khi nghĩ mình có thể chết, thêm việc nhớ con nữa khiến tôi cảm thấy suy sụp. Nhưng nghe câu chuyện của con mình, tôi thấy mình càng phải cố gắng.



Sau khi được ra viện, tôi quyết tâm phải tìm hiểu về tiền sản giật. Hóa ra, nguy cơ mắc phải triệu chứng này là rất cao, cứ 12 bà mẹ mang thai thì có 2 người bị. Vậy mà tôi hầu như không có một khái niệm nào về nó.


Các mẹ mang thai, nếu thấy mình xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở ngực, thở hắt ra, chân bắt đầu sưng… thì cần phải đi khám sớm. Trước khi để mình rơi vào tình trạng này, các mẹ nhớ chăm sóc bản thân: nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước và không ăn mặn.



Tiền sản giật có thể gây nhiều biến chứng cho người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc cho cả mẹ và bé.



Theo
http://th.theasianparent.com/