Khi mẹ mang thai 18 tuần sẽ bất ngờ vì con phát triển rất nhanh, đây cũng là thời điểm mẹ nhận ra con chuyển động.

Theo dõi từng ngày con thành hình trong bụng mẹ là việc quan trọng của thai phụ. Chỉ khi mẹ hiểu được ở từng tuần con sẽ phát triển như thế nào thì mới đảm bảo con có đang an toàn, khỏe mạnh hay không. Với những mẹ mang thai 18 tuần, những thông tin dưới đây sẽ khiến mẹ bất ngờ và hiểu hơn về con yêu.

Sự phát triển của em bé khi thai 18 tuần

1. Kích thước của thai nhi

thai 18 tuan

Mang thai 18 tuần nghĩa là mẹ còn 22 tuần nữa sẽ gặp được con yêu

Mang thai 18 tuần nghĩa là nếu tính đủ ngày đủ tháng thì cần 22 tuần nữa con mới chào đời. Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Lúc này bé sẽ nặng 140 gram đến 180 gram, chiều dài của thai nhi vào khoảng 14 cm.

Ở thời điểm này, kích thước thai nhi có chiều dài bằng một quả dưa chuột. Đồng thời tử cung của mẹ sẽ có kích thước bằng một củ khoai lang.

Ở giai đoạn này, mẹ đi siêu âm có thể nhìn được tư thế nằm của thai nhi 18 tuần, dây rốn, nhau thai đã đúng vị trí chưa, các yếu tố có phát triển bình thường hay không.

2. Khuôn mặt của em bé

Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào? Trong giai đoạn thai 18 tuần, tai, mũi và môi của em bé đều có thể nhìn qua siêu âm. Cùng được hình thành trong thời điểm này còn có mí mắt, lông mày, lông mi, tóc và móng.

3. Phổi phân nhánh

Các ống nhỏ nhất còn gọi là tiểu phế quản bắt đầu phát triển. Ở cuối các ống nhỏ, các túi hô hấp bắt đầu xuất hiện. Vào thời điểm em bé chào đời, những túi này sẽ chứa đầy các mạch máu nhỏ cho phép oxy và carbon dioxide lưu thông vào và ra.

4. Biết được rõ con gái hay con trai

Thai 18 tuần biết trai hay gái chưa? Đây là thời điểm có thể biết chính xác hơn 90% mẹ đang mang bầu bé trai hay bé gái. Nếu là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng đã thành hình và ở đúng vị trí. Nếu là con trai, có thể thấy được bộ phận sinh dục của con.

5. Hệ tiêu hóa

Ruột của bé chứa đầy phân su, một chất cứng, dính màu đen sẽ đẩy ra ngoài trong những lần đi ị đầu tiên của bé.

6. Dấu vân tay

mang thai 18 tuan

Thai 18 tuần, em bé hình thành những dấu vân tay trên các đầu ngón tay và ngón chân

Một trong những điều đặc biệt nhất của thai 18 tuần là em bé hình thành những dấu vân tay trên các đầu ngón tay và ngón chân.

7. Hệ thần kinh

Xung quanh dây thần kinh thai nhi bắt đầu hình thành một chất cách nhiệt bảo vệ gọi là myelin. Lớp phủ này vẫn phát triển cho đến khi bé thôi nôi. Lớp phủ này giúp tăng tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh, hình thành các kết nối phức tạp.

Não thai nhi lúc này vẫn đang phát triển thành những cơ quan giác quan như xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác.

8. Thính giác

Từ tuần thứ 18, thính giác của thai nhi phát triển nhạy bé, con đã có thể nghe thấy mẹ. Lúc này con sẽ ý thức hơn về âm thanh phát ra từ bên trong cơ thể mẹ.

9. Cảm nhận được chuyển động thai

Mang thai 18 tuần, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được chuyển động của con trong bụng nhưng sẽ không xảy ra chuyện thai 18 tuần gò cứng bụng. Lúc này con lướt qua như một con bướm, thậm chí mẹ còn có thể cảm nhận được cú đạp đầu tiên của con.

Đôi khi cú đá rất nhẹ như tiếng ục ục, sủi bong bóng. Thời điểm này, con cũng đã thành thạo nghệ thuật ngáp và nấc. Mẹ có thể cảm nhận được khi con nấc trong bụng.

Thai 18 tuần máy như thế nào, thai nhi 18 tuần tuổi đã biết đạp chưa? Nếu 18 tuần mà mẹ chưa cảm nhận được chuyển động của con thì đừng vội lo lắng. Với những mẹ mang thai lần đầu, có thể phải đến tuần 23, 24 mới cảm nhận rõ những cú đá của con.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mang bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con không vào mẹ?

Các triệu chứng mang thai 18 tuần

1. Tăng cảm giác thèm ăn

thai 18 tuan tuoi

Khi mẹ mang thai 18 tuần sẽ tăng khẩu vị, dễ thấy thèm ăn và đói bụng nhiều hơn

Khi mẹ mang thai 18 tuần sẽ tăng khẩu vị, dễ thấy thèm ăn và đói bụng nhiều hơn. Do lúc này cơ thể mẹ đang phải làm việc chăm chỉ để nuôi dưỡng thai nhi, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.

Cụ thể là lượng máu cần nhiều hơn, ngực và tử cung ngày càng phát triển hơn, tăng tích trữ chất béo. Để thỏa mãn cơn đói liên tục, mẹ có thể chọn những bữa ăn nhẹ sau mỗi 3 tiếng một lần. Nên là thực phẩm cung cấp hỗn hợp protein, chất xơ, chất béo không bão hòa.

2. Chóng mặt

Cơ thể mẹ bầu ở tuần thứ 18 có những thay đổi mạnh mẽ, đôi khi hệ thống tim mạch và thần kinh không thích ứng kịp. Mẹ dễ gặp tình trạng lâng lâng, choáng váng, nặng thì có thể ngất xỉu.

Mẹ bầu có thể chóng mặt do đứng dậy đột ngột, ngồi dậy quá nhanh khi đang nằm. Hoặc có thể chóng mặt do thiếu máu, thiếu chất, vận động quá sức hoặc trời quá nóng. Nếu tình trạng nghiêm trọng hãy đi khám bác sĩ.

3. Phù nề

Việc sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân khi mang thai, sưng nhẹ ở bàn tay và ngón tay là điều bình thường. Đôi khi, tình trạng sưng phù đột ngột có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu đang đeo nhẫn và bắt đầu cảm thấy chật, hãy tháo ra ngay còn kịp.

4. Tiết dịch âm đạo

Trong suốt thai kỳ, có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Đó là bởi vì cơ thể đang sản xuất nhiều estrogen hơn. Dịch tiết bình thường có màu trong đến trắng sữa, loãng đến đặc và giống như chất nhầy, có mùi nhẹ hoặc không mùi.

5. Chuột rút chân

Chuột rút ở chân khi mang thai vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, được cho là có liên quan đến tình trạng sưng phù và trọng lượng tăng thêm. Do thân thể nặng nề khiến chân mẹ phải chịu áp lực nhiều hơn, cơ chân làm việc nhiều.

Để ngăn ngừa chuột rút ở chân, không đứng hoặc ngồi khoanh chân quá lâu, đi bộ nhẹ nhàng, uống đủ nước, tắm nước ấm trước khi ngủ.

6. Đau lưng

Tử cung ngày càng lớn làm dịch chuyển trọng tâm, có nghĩa là lưng dưới bị kéo về phía trước trong khi bụng đẩy ra ngoài. Điều này không tốt cho cơ lưng, làm giãn tất cả các dây chằng, gây nên đau lưng.

Trên đây là những phát triển ấn tượng của em bé và các triệu chứng khi mang thai 18 tuần. Mẹ cũng lưu ý đây là thời điểm nên đi khám thai lần 3, rất quan trọng nên đừng để trễ.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/18-weeks-pregnant

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-18.aspx

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/18-weeks-pregnant

Xem thêm bài viết liên quan:

5 biến chứng liên quan đến nhau thai cần hết sức lưu ý

19 dấu hiệu mang thai sớm tuần đầu tiên sau khi vợ chồng gần gũi

Khám thai ở đâu tốt: 25 địa chỉ các bác sĩ giỏi ở HCM, Hà Nội, Đà Nẵng