Dưới đây là những điều mẹ cần chú ý khi thai 12 tuần, mẹ càng cẩn thận, con càng được bảo vệ an toàn khỏe mạnh.

Trong bất cứ giai đoạn nào, mẹ bầu cũng cần chú ý để con trong bụng được khỏe mạnh, phát triển đúng chuẩn theo từng giai đoạn. Thai 12 tuần đánh dấu cột mốc mẹ chuẩn bị bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thời điểm này con cũng sẽ có những bước tiến vượt bậc trong quá trình lớn lên của mình. Vậy đâu là những điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi được 12 tuần tuổi?

Thai nhi 12 tuần phát triển như thế nào?

Đặc điểm phát triển của thai nhi khi được 12 tuần

Không còn quá nhỏ bé, vào thời điểm 12 tuần tuổi, thai nhi trong bụng mẹ lúc này đã bắt đầu có đầy đủ các bộ phận của cơ thể và sẵn sàng cho những cột mốc phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian tiếp theo.

Nhiều mẹ hay thắc mắc không biết thai 12 tuần nặng bao nhiêu. Thông thường, thai nhi sẽ nặng khoảng 14g, chiều dài đầu mông thai 12 tuần khoảng 5,334cm, kích thước tương đương một quả chanh hoặc quả quýt nhỏ. Thời điểm này, não bộ của con vẫn tiếp tục phát triển vượt bậc, móng tay móng chân, ruột và dây âm thanh cũng bắt đầu được hình thành.

thai-nhi-12-tuan

Thai 12 tuần có kích thước khoảng một quả chanh

Một trong những bước phát triển đáng chú ý nhất khi thai nhi được 12 tuần chính là dấu hiệu phản xạ. Miệng con bắt đầu có phản xạ mút, mi mắt khép chặt, ngón tay co duỗi, ngón chân vểnh ra. Cổ của bé yêu cũng sẽ phát triển nhanh trong thời điểm này, trở nên dài hơn phân cách phần đầu và thân. 12 tuần đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình phát triển não bộ mạnh mẽ ở thai nhi. Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần cũng đã được hình thành nhưng chưa hoàn thiện và vẫn sẽ tiếp tục không ngừng phát triển.

Nhiều mẹ hay băn khoăn liệu có thể theo dõi nhịp tim thai 12 tuần biết trai hay gái không. Theo một số kinh nghiệm do các mẹ đi trước chia sẻ, nếu nhịp tim trên 140 lần/phút thì có thể mẹ đang mang thai con gái, thấp hơn số này thì là mang thai con trai. Tuy nhiên, mẹo này cũng chưa chắc sẽ chính xác 100% nên các mẹ cũng không nên quá kỳ vọng.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 12 tuần

Khi mang thai 12 tuần là giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ nhất, chuẩn bị bước sang tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể người mẹ cũng sẽ có những thay đổi rõ rệt nhất định.

  • Năng lượng tích cực hơn: Sát với tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể mẹ đã dần quen với sự góp mặt của thai nhi trong bụng. Sự thay đổi hormone làm cho mẹ bầu có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn, các triệu chứng ốm nghén cũng dần mất đi. Mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những năng lượng tích cực, vui vẻ và dễ chịu hơn trước rất nhiều.
  • Cơ thể đầy đặn hơn, bụng bắt đầu to hơn: Lúc này, chị em cũng có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của cơ thể. Phần bụng sẽ có vẻ to hơn dù chỉ một chút, người đầy đặn hơn và đây là thời điểm thích hợp để mẹ chuẩn bị những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát để thích hợp cho giai đoạn bầu bì sau đó.

mang-thai-12-tuan

Cơ thể mẹ sẽ đầy đặn hơn khi mang thai 12 tuần

  • Huyết trắng có thể ra nhiều hơn: Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi huyết trắng trong giai đoạn này có vẻ nhiều hơn trước. Nhưng nếu chúng không có mùi khó chịu, màu bất thường thì đây vẫn là dấu hiệu không đáng lo ngại khi mang thai. Trong trường hợp vẫn không yên tâm, mẹ có thể hỏi bác sĩ để được nhận lời khuyên chính xác nhất nhé.
  • Xuất hiện triệu chứng ợ nóng: Sự thay đổi hormone cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa, đặc biệt là ợ nóng đầu tiên trong khoảng thời gian này. Hormone progesterone được sản xuất nhiều hơn khi mang thai sẽ khiến cơ thắt dưới của thực quản giãn ra, đẩy axit dạ dày trào lên thực quản gây ra tình trạng ợ nóng.

Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai 12 tuần

Các xét nghiệm cần thiết

Trong giai đoạn này, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để đo nồng độ hai loại đạm trong máu. Xét nghiệm này giúp mẹ có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường và nguy cơ gây hại cho thai nhi (nếu có) để xử lý từ sớm.

sieu-am-thai-12-tuan

12 tuần là thời điểm thích hợp để đo độ mờ da gáy

Ngoài ra, xét nghiệm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ mắc Hội chứng Down cũng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này để không bỏ qua khoảng thời gian vàng chẩn đoán nguy cơ xuất hiện triệu chứng Down.

Nhiều mẹ rất hay thắc mắc xét nghiệm thai 12 tuần bao nhiêu tiền, vấn đề chi phí sẽ phụ thuộc vào tùy cơ sở y tế do mẹ chọn lựa và bác sĩ chỉ định mẹ thực hiện những xét nghiệm nào nữa. Thế nên hãy hỏi trực tiếp bệnh viện và bác sĩ mình thăm khám nhé.

Vẫn đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống

Dù trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn chưa cần ăn thêm quá nhiều nhưng vẫn phải chú ý đến thói quen sinh hoạt, bổ sung đa dạng dưỡng chất lành mạnh, khoa học cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên uống nhiều nước, bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất, đặc biệt đừng quên rau xanh, trái cây. Ngoài ra, việc bổ sung các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ cũng vô cùng quan trọng.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ bầu cũng cần lưu ý xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các môi trường độc hại,… để đảm bảo sự an toàn cho con trong bụng.

Khám thai ít nhất 1 lần

Từ 11 – 13 tuần, mẹ bầu nên có ít nhất một lần đi khám thai. Siêu âm trong giai đoạn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp mẹ xác định được tuổi thai, cân nặng, chiều dài, tình trạng sức khỏe, dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh hay không,… để bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên chính xác nhất cho mẹ bầu đảm bảo an toàn thai nhi.

kham-thai-12-tuan

Mẹ bầu nên khám thai đúng lịch

Tiêm phòng cúm

Trong thời điểm này, mẹ cũng nên lưu ý thực hiện mũi tiêm phòng cúm để hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho mình và con. Mắc cúm trong giai đoạn mang thai có thể là nguyên nhân gây ra những tình trạng như sẩy thai, sinh non, dị tật,…

Vận động hợp lý

Khi mang thai, mẹ không được nâng vác vật nặng, cũng không được vận động quá sức. Nhưng điều này không có nghĩa là chị em phải luôn ngồi yên một chỗ vì không vận động có thể khiến cơ thể trở nên ì ạch, kém khỏe mạnh.

Thay vào đó, mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng, hợp lý để đem đến những lợi ích sức khỏe cho mình và con. Chị em có thể thường xuyên đi dạo, làm việc nhà cũng là một cách vận động phù hợp với mẹ bầu. Bên cạnh đó, nếu sức khỏe bình thường, các mẹ bầu có thể tham khảo bác sĩ, chuyên viên để tham gia một số bộ môn phù hợp như yoga, bơi lội,…

Là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, khi bước vào giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với khoảng thời gian đầu. Vì thế, chị em đừng nên quá lo lắng. Việc quan trọng hiện tại vẫn là mẹ phải cố gắng giữ gìn sức khỏe, ăn uống, sinh hoạt điều độ khám thai đều đặn và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ đã có thêm kiến thức về thai nhi 12 tuần tuổi và biết phải làm thế nào để chăm sóc con tốt hơn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bảng tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần, mẹ kịp bồi bổ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho con

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần, dấu mốc quan trọng mẹ phải nhớ

Siêu âm thai ở tuần 12 cần chú ý những gì