1. Doạ sinh non



Triệu chứng cơ năng



- Đau bụng: sản phụ cảm giác đau bụng từng cơn hoặc trì nặng bụng dưới.- Ra dịch âm đạo: có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối.Triệu chứng thực thể



- Cơn gò tử cung: thưa nhẹ, có 1 - 2 cơn gò tử cung trong 10 phút và thời gian quan sát trên 30 phút.- Cổ tử cung có thể còn dài, đóng kín nhưng cũng có thể xoá và mở đến < 4cm.- Ối vỡ non: dẫn đến chuyển dạ trong một thời gian ngắn. Nó là bước ngoặt trong sinh non bởi vì nó làm cho buồng ối bị hở, tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn.Cận lâm sàng



- Siêu âm: khảo sát độ dài cổ tử cung, nếu dưới 2,5cm thì nguy cơ sinh non cao chiều dài hình nón và độ rộng cổ tử cung trong chẩn đoán dọa sinh non.- Đánh giá thai và theo dõi cơn gò bằng Monitoring, có 1-2 cơn co đều đặn trong 10 phút.- Chỉ số doạ sinh non dưới 6.Ngoài ra cần làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân:- Tế bào vi trùng nước tiểu.- Xét nghiệm vi khuẩn ở cổ tử cung.- Nếu sốt phải kéo máu tìm ký sinh trùng sốt rét, xét nghiệm CRP, cấy máu tuỳ trường hợp. Cân nhắc việc chọc dò ối để loại bỏ khả năng nhiễm trùng màng ối.



2. Sinh non



Triệu chứng cơ năng



- Đau bụng: Sản phụ đau bụng từng cơn, các cơn đau tăng dần.- Ra dịch âm đạo: có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối.Triệu chứng thực thể



- Gò tử cung: có 2 - 3 cơn go tử cung trong 10 phút, tăng dần.- Cổ tử cung xoá trên 80%, hoặc mở trên 2 cm, đầu ối bắt đầu thành lập hoặc ối vỡ sớm.- Theo dõi cơn gò bằng Monitoring, nếu có 2 - 3 cơn go đều đặn trong 10 phút.- Chỉ số doạ sinh non lớn hơn 6.Các yếu tố tiên lượng



Dựa vào 4 yếu tố: cơn gò, thay đổi ở cổ tử cung, ối vỡ, ra máu âm đạo và người ta đã xây dựng nên một chỉ số doạn sinh non:


Chỉ số dọa sinh non


Căn cứ vào các chỉ số này, bác sĩ sản khoa sẽ quyết định hướng điều trị tiếp theo để cuộc sinh nở diễn ra an toàn cho cả mẹ và bé.


Nguồn: nangniumamsong.com.vn