Nhiều mẹ mong mỏi sinh con nặng ký vì tâm lý thích bé bụ bẫm, dễ nuôi. Tuy nhiên, nếu thai quá to, lúc chuyển dạ mẹ sẽ phải chịu đau đớn và nguy hiểm hơn bình thường gấp nhiều lần.



Một bà mẹ kể về lần có thai thứ 2 khi bé đầu vừa được 7 tháng. Dằn vặt giữa quyết định giữ hoặc bỏ, cuối cùng mẹ quyết định để con được sống. Thai lớn khá nhanh khiến cuộc chuyển dạ, rặn đẻ của mẹ gặp rất nhiều khó khăn – đau hơn và bị sót nhau, nguy cơ băng huyết. Cũng may cuối cùng “mẹ tròn con vuông” khiến ai cũng vui mừng, thở phào nhẹ nhõm. Đúng là chỉ có mẹ mới biết hy sinh vì con nhiều như vậy!



Con cái là lộc trời cho, dù khó khăn, mẹ vẫn muốn sinh con ra đời



Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ. Và thật sự thì mỗi đứa trẻ ra đời như một món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho thế giới này. Đó là lý do vì sao có người cả đời chạy chữa chỉ để sinh được một đứa con cho chồng, chấp nhận khổ sở cùng cực để nuôi con lớn khôn. Mặc dù vậy, vẫn có không ít người vì lý do gì đó mà đành đoạn phá bỏ đi giọt máu của mình khiến ai nấy căm phẫn. Cá nhân em nghĩ “con cái là lộc trời cho”, nếu sơ suất lỡ có thì để đẻ thôi. Đối với người làm mẹ, chỉ cần sinh ra con nặng ký, khỏe mạnh, ngoan ngoãn là đủ hạnh phúc lắm rồi, không cần bất cứ điều gì cao sang hơn nữa.



Dòng tâm sự về hành trình mang thai và sinh nở của mẹ dưới đây vừa hóm hỉnh, vừa cảm động, giúp không ít người ngộ ra nhiều điều:



Lần đẻ nhớ đời, sinh con to thích thật nhưng xong thì tan hoang hết cả cửa nhà.



Mẹ không nghĩ con đến với mẹ nhanh như vậy. Nhanh đến mức chẳg ai tin vì khi đấy chị "Cám" nhà mình mới được 7 tháng - cái lứa tuổi đang bắt đầu hiểu chuyện, cần nhiều sự ôm ấp vỗ về từ người lớn. Khi biết có con thì mẹ một phần lo một phần vui. Lo sợ vì chị gái con còn quá bé giờ có con nữa thì thật là thiệt rất nhiều cho chị gái con. Có người khuyên mẹ giữ con lại vì bỏ con đi là một cái tội. Có người lại bảo bỏ con đi vì giờ sinh con ra thì rất vất vả và chị gái con quá bé. Mẹ thì chưa hồi phục hẳn sau khi sinh chị. Mẹ đấu tranh tư tưởng rất nhiều về việc này. Cuối cùng, mẹ quyết định giữ con lại vì con cái là lộc trời cho, chắc ông ý đã sắp đặt số con đến với mẹ.



Mang bầu con đã mệt, thêm bà chị Cám thì cái mệt tăng gấp đôi, may có nhiều người giúp nữa nên mẹ cũng đỡ phần nào. 12 tuần mẹ đi khám họ bảo con hơi còi so với tuổi thai và chắc con là gái. Thôi ok thêm bà chị Cám thứ hai nữa rồi và hơi buồn vì con còi. Về nhà, mẹ quyết tâm ăn thật nhiều, tìm đủ kiểu ăn vào con mà ít vào mẹ. 20 tuần sau mẹ đi khám lại, ông bác sĩ ngạc nhiên một thì mẹ ngạc nhiên 10 khi mà ông bảo con là thằng cu và chỉ số của con vượt chuẩn, thể nào mai mốt cũng sinh con nặng ký cho mà xem. Mẹ không tin là thằng cu thì ông chụp luôn “con trym” của con cho mẹ xem. Về nhà mọi người hỏi trai hay gái thì mẹ luôn bảo “đẻ ra mới biết ạ”. Vậy là mọi người chờ đến khi mẹ sinh. Tháng cuối mẹ đi khám ông bác sĩ bảo mẹ hạn chế ăn lại không con to quá sợ không đẻ được phải mổ thì khổ. Nhưng mẹ chẳng nhịn được càng về cuối mẹ ăn càng khoẻ (Tết cả nhà có 9 cái bánh chưng thì mẹ ăn hết 8 rồi còn đâu).



Hành trình đi đẻ đầy đau đớn và lo sợ đến mức ám ảnh vì thai to



Trước ngày sinh con 2 hôm thì mẹ mất ngủ cả 2 vì cứ đêm đến là mẹ tức bụng - đau - đi ngoài. Muốn đi khám nhưng đang dịp Tết chưa phòng khám nào mở. Đến 2 giờ rưỡi sáng 23/2, mẹ cảm thấy khó chịu và bụng bắt đầu âm ỉ đau. Mẹ nghĩ chắc lại như mọi hôm đi wc là hết. Mẹ ngồi trog nhà wc gần 1 tiếng vẫn không thấy giảm đau mà càng ngày càng đau. Thôi lại về giườg nằm, bố con bảo đi wc hôm nay lâu thế hay ngủ gật trong đấy? Lúc đấy mẹ đang đau chỉ muốn đạp cho bố con phát nhưng thôi nhịn, chỉ ừ cho qua. Cơn đau cứ vậy 15-20 phút đau 1 lần. Mẹ nghĩ thôi xong đau đẻ rồi. Ság dậy vẫn đau thế, mẹ bảo bố đưa đi khám thì bị ông nội con mắng cho 1 trận cái tội đến ngày đẻ thì đi đẻ chứ khám gì nữa. Chưa đẻ mà cứ đau bụng vậy thì nằm viện mà theo dõi. Vậy là bố con gọi taxi đi viện.



Lên viện khám họ bảo mở 3 phân. Mẹ vẫn thấy đau bình thường chịu được. Mẹ nghĩ chắc cũng nhẹ nhàng như đợt đẻ cô chị. Nhưng đời không như mơ Cún ạ. Đến khi mở 5 phân ôi má ơi sao mà đau chết mất. Đau bụng chứ không như mẹ nghĩ là đau lưng. Mẹ đi không được, ngồi không được. Đau quá mẹ đứng ôm bà ngoại con vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi sao lần này đau thế?”. Bà chỉ cười: “Đẻ không đau thì làm gì mới đau? Con chó phải đẻ ngày mới sướng chứ đêm thì khổ!”. Trời lúc đó mà bà còn đùa vậy được. Rồi thêm thằg bố Híp của con nữa, thấy mẹ đau chẳng nói được câu gì hay ho chỉ lấy điện thoại ra hết quay lại chụp cảnh mẹ đau nhất và hỏi: “Đau lắm hả vợ?”. Lúc đó mẹ chỉ muốn phi cho chiếc dép vào mặt thằg bố Híp nhưng đau chẳng làm được gì. Họ cho mẹ vào khám, họ truyền kích đẻ cho mẹ thì 20 phút sau đau nhiều hơn và bắt đầu họ kêu mẹ rặn. Rặn ra được cái đầu của con mẹ mừng phát khóc, nghĩ chắc xong còn phần thân chắc họ kéo ra giống như chị gái con vậy. Nhưng không! Bà bác sĩ bảo: “Đứa này to lắm, mặt nó như cái đĩa tây, cháu rặn tiếp đi thì cô mới kéo được người nó nếu không sẽ không ra được vì to”. Mẹ không nhìn được con nên chẳng biết sinh con nặng ký đến mức nào nữa. Mẹ xin nghỉ lấy sức 1-2 phút và lại rặn tiếp. Rồi con cũng ra hết. Mẹ nhẹ cả bụng và nằm chờ họ mang rau thai ra nữa là ok. Vậy mà nằm ôm con 1 lúc rồi không thấy gì. Bà bác sĩ bảo với cô y tá: “Rau chưa bong, sót rau rồi, cổ tử cung to cẩn thận theo dõi kĩ nhé!”. Mẹ cũng không hiểu chuyện gì nữa, chỉ biết ôm con. Ôm được lúc nữa thì rau thai vẫn không bong còn con thì được họ cắt rốn mang đi cân. Cân lên mà cả phòng bốn năm người tròn mắt nhìn con. Con đc 4,1kg, con khóc vì đói, pha 30ml sữa cô y tá cho con ăn chưa đầy 2 phút là hết nên ai cũg bất ngờ.



Còn mẹ lại một lần nữa đau hơn đau đẻ khi mà họ tiêm mũi gây tê + mũi co tử cug để chuẩn bị bóc rau chứ rau nó không bong tự nhiên và dự phòng băng huyết. Ôi má ơi thuốc tê chưa ngấm mà họ cho ngay nước muối sát trùng vào chỗ đó. Xót hơn cả đẻ! Họ vệ sinh, họ bóc đau đến chảy nước mắt vì đã ngấm thuốc tê đâu cơ chứ. Bác sĩ thấy vậy chỉ bảo mẹ: “Cố gắng lên sắp xong rồi”. Nhìn sang con lấy động lực cố vậy. Xong phần bóc rau lại bị tiêm mũi tê thứ 2 để khâu. Cũng lại chưa ngấm thuốc họ đã khâu. Kim khâu phát nào giống như cơn đau đẻ lúc ấy vậy. Mẹ lại nhìn con để lấy động lực. Cuối cùng họ tiêm cho mẹ 1 liều cầm máu, họ sợ mẹ bị băng huyết và cho mẹ về phòng. Vậy là đã ok 100% để ra khỏi nơi khủng khiếp đó. 10 giờ rưỡi mẹ sinh con vậy mà đến gần 12 giờ mẹ mới được về phòng. Mệt, chóng mặt vì thuốc tê còn trong người. Lần này thật sự mẹ sợ vì đau hơn tưởng tượng.



Đúng như mong muốn của cả gia đình: 23/2 chào đời 1 con cún đực và sinh vào buổi sáng 10 giờ 30. Cả nhà yêu và thương con lắm!




Sinh con nặng ký là mong muốn của nhiều mẹ nhưng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định (Ảnh minh họa)




Mặt lợi và hại khi thai quá nặng ký đối với sức khỏe sản phụ và em bé



-Mặt lợi: Các mẹ mang thai to thì sau này ra đời bé sẽ được đà phát triển khá nhanh, sức khỏe tốt, nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ cũng thấp hơn hẳn.



-Mặt hại: Khi mang trong mình thai nhi nặng ký mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy nặng nề, di chuyển khó nhọc. Tai hại hơn nữa là dễ xảy ra biến chứng thai kỳ nguy hiểm (tiền sản giật, vỡ tử cung, băng huyết trong và sau khi sinh, sau đẻ dạ con lâu hồi phục. Bé nặng ký cũng dễ đối mặt với tình trạng béo phì, bệnh liên quan đến tim mạch...



Cân nặng trung bình của thai nhi theo từng giai đoạn



Các mẹ có thể đối chiếu bảng dưới đây để biết thai đang phát triển như thế nào:






Chế độ ăn uống khoa học để thai nhi tăng ký đúng chuẩn



-Mẹ bầu nên ăn uống cân đối, đủ các nhóm chất dinh dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, tinh bột...



-Uống thật nhiều nước (nước lọc, nước ép trái cây, sữa tươi không đường...) để cơ thể dễ vận chuyển dưỡng chất nuôi thai và bổ sung nguồn nước ối dồi dào.



-Nên dựa vào bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi để kịp thời điều chỉnh mức ăn uống phù hợp. Chẳng hạn nếu thai nhẹ ký thì siêng ăn nhiều tinh bột, chất đạm, nước ép hoa quả... để con tăng ký gấp rút. Ngược lại thai quá to so với chuẩn thì hạn chế ăn đường bột, ưu tiên ăn rau củ quả, ngũ cốc...



- Tuân theo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mỗi giai đoạn: 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ăn như bình thường, có thể uống thêm vitamin bổ sung cho bà bầu; 3 tháng giữa tăng lượng ăn lên một xíu nhưng vẫn hạn chế đường bột; 3 tháng cuối tăng cường ăn nhiều (nhiều đường bột, đạm...) để con tăng cân vượt trội, hoàn thiện cơ thể chuẩn bị chào đời.



Tóm lại, một thai kỳ khỏe mạnh là khi bé lanh lợi, máy đạp đều đều, phát triển chiều cao và cân nặng đúng mức chuẩn mà bác sĩ đưa ra. Mẹ nào ham sinh con nặng ký quá so với bình thường đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình chuyển dạ và sức khỏe của hai mẹ con sau này.