Mẹ bầu nào cũng nghe đến ối nhưng chưa hẳn đã biết rõ nước ối là gì, hay nếu lỡ thiếu ối thì phải làm sao để tăng ối.

Rất nhiều trường hợp vì thiếu ối mà mẹ bắt buộc phải sinh non, thai nhi chào đời sớm, hoặc không thể sinh thường, phải mổ bắt con. Từ đó có thể thấy nước ối vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Vậy nước ối là gì, ăn uống ra sao để ối trong, dồi dào, nuôi thai thông minh là điều mẹ bầu nào cũng cần phải biết.

Nước ối là gì, dấu hiệu thiếu ối mẹ bầu phải biết

1. Nước ối là gì?

nuoc oi la gi

Nếu mẹ bầu đang thắc mắc nước ối là gì thì đây là chất lỏng trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai

Nếu mẹ bầu đang thắc mắc nước ối có màu gì thì đây là chất lỏng trong suốt xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối sẽ bao quanh thai nhi, tạo thành môi trường an toàn, giàu dinh dưỡng nuôi thai trong bụng mẹ.

Màu sắc nước ối sẽ thay đổi theo các giai đoạn thai kỳ. Cách nhận biết nước ối và huyết trắng là nước ối sẽ có màu trắng trong, lỏng. Theo sự lớn dần của thai nhi, nước ối sẽ chuyển dần sang trắng đục. Lúc này nước ối chứa nhiều chất gây, một loại như chất béo bám quanh da thai nhi.

Ở tuần thứ 38 trở đi, khi thai nhi đủ trưởng thành, nước ối đục có màu gần giống nước vo gạo màu trắng đục. Nước ối có rất nhiều tác dụng đối với thai nhi, chứa nhiều dinh dưỡng, hormone, chất chống nhiễm trùng. Một số công dụng của nước ối gồm:

  • Bảo vệ: Chất lỏng của nước ối giúp thai nhi tránh được áp lực bên ngoài, như một tấm hấp thụ tác động, bảo vệ và che chắn cho thai nhi;
  • Duy trì nhiệt độ ổn định cho thai nhi;
  • Chứa kháng thể, kiểm soát nhiễm trùng, tạo thành môi trường vô trùng bảo vệ thai nhi cho đến khi con chào đời;
  • Thai nhi có thể thực hành thở và nuốt nước ối từ tuần 34, đây là cách để phát triển hệ thống phổi, tiêu hóa;
  • Nước ối tạo thành môi trường cho thai nhi có thể tự do di chuyển, hỗ trợ phát triển cơ bắp và xương đúng cách;
  • Nước ối giúp dây rốn không bị nén, chèn ép, việc vận chuyển thức ăn, oxy từ nhau thai đến thai nhi sẽ thuận lợi hơn;
  • Nước ối bôi trơn đường sinh, giúp quá trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn.

2. Dấu hiệu thiếu ối

Với nước ối, nếu quá nhiều, mẹ sẽ phải tìm cách làm giảm nước ối nhưng không quá nguy hiểm. Riêng thiếu ối lại nguy hiểm hơn cho con nên mẹ bầu cần lưu ý nhiều hơn. Thiếu ối hay còn gọi là thiếu dịch ối xảy ra khi lượng nước ối xuống dưới 300ml. Đây được xem là mức ối rất thấp. Sau khi đã hiểu nước ối là gì, các mẹ cũng đã biết sự nghiêm trọng khi thiếu ối. Một khi thiếu ối, thai nhi khó phát triển, thiếu đi hàng rào bảo vệ và dễ bị sinh non.

Khi thiếu ối, cơ thể mẹ và thai nhi sẽ phát ra một số dấu hiệu, mẹ cần phải chú ý:

  • Mẹ bầu bị ra nước ối mà chưa đau đẻ, chưa đến ngày dự sinh.
  • Bụng của mẹ bầu có vẻ nhỏ hơn so với kích thước của thai kỳ bình thường.
  • Thai máy ít hơn, thai nhi dần ít cử động hơn.
  • Mẹ đi tiểu thấy lượng nước ít hơn bình thường.

Để chẩn đoán chính xác nhất bản thân có bị thiếu ối hay không, mẹ nên đi khám thai định kỳ, đầy đủ, đối chiếu bảng chỉ số nước ối theo tuần và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ. Nếu mẹ bầu bị nhắc nhở là thiếu ối, ối đục, có thể dùng thêm một số thực phẩm giúp ối dồi dào, còn có thể nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ.

7 món giúp nước ối dồi dào, nuôi thai thông minh

1. Nước lọc

khai niem nuoc oi la gi

Để nước ối dồi dào, cách đơn giản nhất là uống nhiều nước

Để có nhiều nước ối cho con thỏa thích phát triển, cách đơn giản nhất là mẹ bầu uống nhiều nước. Lượng nước trong một ngày mẹ bầu nên uống vào khoảng 2 đến 2,5 lít, tương đương 8 đến 10 ly nước.

Mẹ bầu cần uống nước đều đặn cả ngày, không nên chờ khát mới uống, uống nước không đều đặn là lý do tại sao uống nhiều nước mà vẫn ít ối. Uống nhiều nước trong một lần khác với việc bổ sung nước thường xuyên, liên tục.

Lưu ý là phải bổ sung đủ nước vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu nhớ bù nước ngay khi vận động xong hoặc vừa thải nước ra ngoài. Ví dụ sau khi tắm, đi bộ, đi vệ sinh, trước khi ngủ.

2. Dưa gang

Dưa gang là loại quả chứa cực kỳ nhiều nước, có tới 95% nước trong dưa gang. Nhờ có hàm lượng nước cao, dưa gang sẽ giúp các mẹ bầu thiếu ối bổ sung nước ối, lọc ối.

Bên cạnh đó, dưa gang còn chứa đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin A, B, C, canxi, photpho. Dưa gang còn giúp tăng cường thị lực cho bà bầu và thai nhi nhờ lượng vitamin A dồi dào.

3. Sữa hạt

Mẹ cần uống gì để tăng nước ối nhanh? Nếu mẹ bị nghén hoặc thấy nhạt nhẽo khi uống nước lọc, mẹ có thể xen kẽ các loại sữa hạt để tăng hương vị. Sữa hạt không chỉ bổ dưỡng, an toàn mà còn giúp tăng ối hiệu quả. Còn nếu mẹ thắc mắc nước ối là gì, vì sao phải tăng ối thì mẹ xem lại phần trên.

Các loại sữa hạt tốt cho mẹ bầu và thai nhi là đậu nành, đậu xanh, đậu đen, nước gạo. Mẹ có thể tự đun, xay lấy nước, thêm tí đường rồi uống hang ngày, đảm bảo vệ sinh hơn ngoài hàng.

4. Sữa tươi không đường

Rất nhiều mẹ bầu chọn uống sữa tươi không đường thay nước lọc trong suốt thai kỳ. Vừa không lo tăng cân quá nhiều, lại cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Bên cạnh đó, sữa tươi không đường còn là thức uống giúp lượng ối tăng lên. Mẹ uống sữa tươi không đường, thai nhi cũng nhanh tăng cân.

5. Nước dừa

Để làm dồi dào nguồn nước ối, các mẹ thường nghĩ ngay đến việc uống nước dừa. Nước dừa là loại giàu khoáng, rất tốt cho cơ thể. Không chỉ tăng lượng ối, nước dừa còn tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

nuoc oi la gi uong gi de tang nuoc oi

Để làm dồi dào nguồn nước ối, các mẹ thường nghĩ ngay đến việc uống nước dừa

Nước dừa giúp tăng sức đề kháng, có thể uống trực tiếp với một xíu muối. Với những mẹ sắp sinh, uống nước dừa nóng còn có thể hỗ trợ sinh nở suôn sẻ. Tuy nhiên, nên hạn chế uống dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ và ban đêm. Nước dừa có chất điện giải có thể khiến mẹ bầu choáng, run rẩy tay chân và lạnh bụng.

6. Nước mía

Để tăng khẩu vị và đỡ nhàm chán, mẹ bầu có thể thay đổi hương vị các loại nước uống, vừa tăng nước ối lại đỡ ngán. Bên cạnh nước lọc, nước dừa, mẹ bầu có thể uống nước mía.

Nước mía giàu dinh dưỡng, không chỉ tăng ối mà còn tốt cho mẹ bầu, tăng cường hệ miễn dịch. Nước mía có nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt, các loại vitamin và axit hữu cơ.

Tuy nhiên lượng đường trong nước mía rất cao nên mẹ bầu chú ý uống vừa phải, tránh tiểu đường thai kỳ.

7. Nước cam

Nếu lo nước mía nhiều đường thì mẹ bầu có thể chuyển sang uống nước cam, vị cũng sẽ đỡ ngấy hơn. Nước cam rất giàu vitamin C, kali, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, hạn chế cảm lạnh, cảm cúm.

Tìm hiểu kiến thức mang thai vô cùng cần thiết, như vậy mẹ bầu mới có thể chăm sóc thai kỳ tốt hơn. Và một trong những điều cần tìm hiểu đó là vấn đề nước ối. Biết được khái niệm nước ối là gì, mẹ bầu sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tăng nước ối trong thai kỳ để giữ thai nhi khỏe mạnh, thông minh.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/307082

https://www.mountsinai.org/health-library/special-topic/amniotic-fluid

https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-to-increase-amniotic-fluid

Xem thêm bài viết liên quan:

5 biến chứng liên quan đến nhau thai cần hết sức lưu ý

19 dấu hiệu mang thai sớm tuần đầu tiên sau khi vợ chồng gần gũi

Khám thai ở đâu tốt: 25 địa chỉ các bác sĩ giỏi ở HCM, Hà Nội, Đà Nẵng