Phụ nữ khi mang thai cần phải có sự quan tâm đặc biệt về sức khỏe của mình, đặc biệt là mức cân nặng. Nếu như bạn gầy quá thì không tốt vì con bạn sinh ra có thể sẽ bị suy dinh dưỡng và cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Ngược lại nếu quá béo tới mức bạn béo phì thì cũng thực sự không tốt. Vậy Phụ nữ béo cần chú ý những gì khi mang thai?



Chú ý thứ nhất: tình trạng thừa cân và béo phì trong thời gian mang thai


Trong thời gian mang thai do được bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng và cũng ít vận động vì thế tình trạng tăng cân diễn ra phổ biến ở các mẹ. Các biến chứng có thể xảy ra là thiếu máu, tiểu đường và chảy máu.Tốt nhất các bạn hãy đi khám định kì và hỏi bác sĩ của bạn về dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm.



Để biết bạn có thừa cân hay béo phì, các bạn cần phải kiểm tra chỉ số cơ thể (BMI) trước khi mang thai. BMI được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao của bạn.



Chỉ số cơ thể: (BMI) = Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m) x Chiều cao (m)):



Nếu BMI từ 25 đến 29,9 trước khi mang thai, bạn thừa cân.


Nếu BMI từ 30 trở lên trước khi mang thai, bạn bị béo phì.


Các biến chứng có thể gặp phải khi mang thai của phụ nữ béo phì


Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, nhiều khả năng bạn sẽ gặp các vấn đề y khoa hơn những phụ nữ mang thai có cân nặng trung bình và khỏe mạnh. Khi thừa cân nhiều, thì tỉ lệ rủi ro càng cao. Những rủi ro này có thể mắc phải:



- Vô sinh: không thể có thai


- Sẩy thai: em bé chết trong tử cung trước 20 tuần của thai kỳ


- Thai chết lưu: khi em bé chết trong tử cung trước khi sinh nhưng sau 20 tuổi của thai kỳ


- Huyết áp cao và tiền sản giật


- Tiểu đường thai nghén: bệnh tiểu đường.


Và một số biến chứng trong quá trình đau đẻ và sinh, bao gồm cả việc em bé rất to (được gọi là to so với tuổi thai) hoặc tiền sản giật có thể tăng nguy cơ sinh non. Sinh non là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Như thế là quá sớm và có thể gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.