Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần tránh tăng khẩu phần ăn quá


nhiều, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và rất khó lấy lại dáng vóc sau sinh.


Trong 3 tháng cuối thai kỳ, trung bình bạn sẽ tăng khoảng 5-6 kg, nghĩa là


gần 0,5 kg mỗi tuần. Trọng lượng tăng lên được chia đều cho thai nhi, các


phần phụ của thai (nhau thai và ối), sự tăng trưởng tử cung và ngực, cũng


như tăng thể tích máu và nước, lượng mỡ dự trữ trong cơ thể bạn.


Điều cần thiết nhất là bạn vẫn duy trì được một chế độ ăn điều độ, cân đối và


chừng mực như trong 3 tháng trước, vì thực tế nhu cầu năng lượng của bạn


không thay đổi. Cả 2 thái cực thường gặp: ăn ít đi vì thấy mình tăng cân quá


nhanh, và ăn thêm thật nhiều để em bé to khỏe đều không có ích cho sức


khỏe của cả mẹ và con.


Ba tháng cuối nên tránh những gì?


- Tránh ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng


cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.


- Tránh tăng khẩu phần ăn quá nhiều, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường khi mang


thai và rất khó lấy lại dáng vóc sau sinh.


- Tránh ăn quá mặn tăng thêm nguy cơ mắc chứng phù chân.


Những tháng cuối thai kỳ, bà bầu không nên ăn quá nhiều.


- Tránh ăn thực phẩm nhiều gia vị, quá cay nóng gây táo bón và khiến triệu


chứng ợ nóng thêm khó chịu.


- Tránh ăn các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều phụ gia, chất bảo


quản, thủy ngân gây hại cho thai nhi.


- Tránh các thức ăn chưa chín kỹ, thức ăn dễ hỏng (ví dụ sốt mayonaise, các


loại salad), đồ sống có nhiều nguy cơ chứa vi khuẩn độc hại.


- Tránh ăn ngoài đường, uống nước đá cây để bảo đảm vệ sinh an toàn thực


phẩm.


- Tránh uống nước quá lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt


huyết mạch.


- Tránh ăn đêm quá trễ gây khó ngủ và dễ béo phì sau sinh. Buổi tối bà bầu


chỉ nên ăn nhẹ trước 9 giờ đêm hoặc uống một ly sữa ấm cho dễ ngủ.


Nhiều bà bầu cố gắng tẩm bổ trong những tháng cuối thai kỳ, với mong ước


sẽ sinh em bé to khỏe cho dễ nuôi. Bà bầu lại hay bị khó ngủ vào ban đêm,


đói bụng càng ăn nhiều hơn nữa. Trong thực tế, em bé của bạn không phát


triển tỷ lệ thuận với khối lượng thực phẩm bạn ăn vào. Bé chỉ cần một chế


độ dinh dưỡng cân đối, điều độ từ bạn mà thôi.


Nguồn: Carewithlove