Các bầu ơi! nói nhỏ nè..Mình tuy tập 2 nhưng còn nhìu bỡ ngỡ lắm cơ, riêng cái vụ thai máy thì mình tìm hiểu 1 vài thông tin và hnay chia sẻ với các bầu nhé!


Bữa có bé phòng kế bên chạy qua nói" Chị ơi! em 10w..e thấy con em nhúc nhích đó c!" Dạ xin thưa 10w chưa đâu ạ! cái em gái kêu nhúc nhích là do em ấy nghén quá..ói nhìu quá..bao tử ruột phèo phổi nó loạn xạ..khi đói em nó có cảm giác bụng nhúc nhích..nghĩ thương e ấy quá..tập 1...cái gì cũng " chị ơi!" mà chị nó thì đâu có "thông thái" gì... Nay lượm đc bài viết này...chia sẻ với các tình yêu và k quên cô em tui nữa nhé!


Thai máy là một thời điểm quan trọng mà mẹ bầu mong đợi nhất. Đó là thời khắc mẹ cảm nhận được những cử động đầu tiên của sinh linh bé bỏng trong bụng mình. Những cảm nhận này thật thú vị và khó quên, nhất là đối với lần mang thai đầu.


Thời điểm xuất hiện thai máy


- Tuần thứ 12: Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.


- Tuần thứ 16-18 của thai kỳ: Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.


- Tuần thứ 20: Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.



- Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.


Hầu hết người mẹ lần đầu cảm nhận được thai máy là trong tam cá nguyệt thứ hai của họ (khoảng 18-20 tuần). Nhiều người nói rằng, nó giống như một cơn gió thoảng vậy; hoặc cú máy đầu tiên của bé như cá vàng bơi lội; hoặc cảm giác đói. Sau một vài tuần đầu tiên, thai máy trở thành những cú đá. Em bé bây giờ “tập thể dục” thường xuyên hơn như xoáy trôn ốc, kéo duỗi và đá để tăng cường cơ bắp và xương. Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ thấy có những chuyển động của bé hiện lên làn da của mẹ. Sau đó, mẹ có thể sờ được một bàn tay, khuỷu tay hoặc chân của bé.


Những cú đá của bé còn có thể cho mẹ biết về ngôi thai. Ví dụ, nếu bé có ngôi mông, mẹ có thể cảm nhận được một số cú đá mạnh ở bàng quang hoặc tử cung.


Những nhầm lẫn có thể xảy ra


Nhiều mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa sự chuyển động của bé với sự sôi bụng khi mẹ đói, đầy hơi hoặc các hoạt động nội tạng khác.



Đôi khi mẹ cũng dễ bị nhầm lẫn sự chuyển động của bé với các hoạt động khác đó nha!


Những phụ nữ từng sinh con có thể nhận biết thai máy sớm hơn một chút so với những người lần đầu làm mẹ (vì họ dễ dàng phân biệt được thai máy với sôi bụng hoặc âm thanh của ruột). Mẹ cũng khó cảm nhận được thai máy lúc mẹ bận rộn.


Thông thường, đến cuối quý II của thai kỳ, sự hoạt động của bé sẽ mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Lúc này, mẹ dễ dàng nhận biết được những cú “xoay”, “hích” hay “thục” của bé vào thành bụng. Thậm chí, ngay cả lúc đang ngủ, người bên cạnh cũng dễ dàng cảm nhận được những cú “đá” của bé nếu nằm sát.


Khi bé nấc: Nhiều người mẹ tưởng thai nhi máy nhưng thực ra là bé đang nấc. Nấc có thể bắt đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng mẹ thường không cảm nhận được cho đến cuối tam cá nguyệt thứ hai (hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba). Bé nuốt chất lỏng bên trong tử cung mẹ và gây ra nấc. Nhiều chuyên gia cho biết, nấc giúp tăng cường cơ hoành cho bé, giúp bé thở tốt.


Nguồn : Internet!