Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung càng sớm thì càng đảm bảo an toàn cho tính mạng người mẹ.

Thai ngoài tử cung một khi vỡ có thể gây xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng, gây nguy hiểm cho người mẹ. Do đó, bà bầu cần nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để can thiệp kịp thời.

Vì sao xảy ra các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung?

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Khi trứng thụ tinh xong sẽ di chuyển đến tử cung để bám vào. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng sẽ không bám vào đúng chỗ. Thay vào đó, trứng có thể bám vào ống dẫn trứng, khoang bụng, cổ tử cung. Trường hợp này khi thử que vẫn báo kết quả có thai.

dau hieu mang thai ngoai tu cung

Trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng sẽ không bám vào tử cung và thai nhi không thể phát triển bình thường

Trứng đã thụ tinh không thể phát triển ở bất kỳ nơi nào khác ngoài tử cung. Chưa kể, nếu trường hợp này có túi thai bị vỡ thì càng nghiêm trọng. Do tính chất nguy hiểm đến người mẹ, khả năng thai có thể phát triển bình thường bằng 0, bắt buộc phải đình chỉ thai kỳ.

Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP), tỉ lệ mang thai ngoài tử cung chiếm khoảng 20/1000 thai phụ. 3 tổn thương đáng lo ngại khi gặp thai ngoài tử cung gồm:

  • Chảy máu trong

Một khi khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ xuất huyết ồ ạt bên trong, đây là tình huống biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể không sống được.

  • Tổn thương ống dẫn trứng

Trường hợp điều trị chậm có thể khiến ống dẫn trứng bị tổn hại, lần mang thai kế tiếp nguy cơ cao sẽ bị thai ngoài tử cung.

  • Trầm cảm

Mang thai ngoài tử cung bắt buộc phải đình chỉ thai kỳ, điều này sẽ mang đến sự tổn thương tinh thần rất lớn đối với người mẹ. Một số bị nặng có thể rơi vào trầm cảm kéo dài.

2. Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung?

Một số nguyên nhân được cho là dẫn đến mang thai ngoài tử cung gồm viêm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu do bệnh STD. Vòi trứng có khối u, hẹp vòi trứng, vòi trứng bị co thắt và có nhu động bất thường.

Nạo phá thai cũng có thể khiến vòi trứng tổn thương, dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Lối sống không lành mạnh, môi trường nhiễm khói đầu lọc cũng tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.

Nhận biết các dấu hiệu thai ngoài tử cung thông qua cơ thể

1. Chậm kinh, HCG giảm dần

Thai ngoài tử cung cũng là một dạng mang thai cho nên việc chậm kinh là bình thường. Do đó, nó rất dễ nhầm lẫn với mang thai bình thường, thử que vẫn cho kết quả có thai.

dau hieu mang thai ngoai tu cung som

Mang thai ngoài tử cung cũng là một dạng mang thai cho nên việc chậm kinh là bình thường

Tuy nhiên, nếu là thai ngoài tử cung, nồng độ hCG sẽ có dấu hiệu giảm dần. Các lần thử thai sau, que thử có thể thay đổi từ 2 vạch đậm chuyển sang vạch mờ vạch đậm. Để xác định chính xác nhất thì cần thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra.

2. Chảy máu âm đạo bất thường

Dấu hiệu rõ nhất, khởi đầu của mang thai ngoài tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường. Một số mẹ bầu có thể nhầm lẫn là máu báo thai mà không để ý đây là dấu hiệu báo sảy hoặc mang thai ngoài tử cung.

Nếu là trường hợp thai ngoài tử cung, thường xuất huyết rỉ rả, kéo dài. Dịch ra có màu nâu đen, màu socola, có thể có lẫn màng nhầy.

3. Đau bụng, đau vùng chậu

Đau bụng, đau vùng chậu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, thường là đau bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau này thường âm ỉ, thỉnh thoảng sẽ nhói lên.

4. Các dấu hiệu khác đi kèm

dau hieu mang thai ngoai tu cung mot thang dau

Đau đầu, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

  • Đau một bên cơ thể, đau vai, cổ hoặc trực tràng.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và ói mửa.
  • Ngất xỉu, dấu hiệu này thường rất ít khi xảy ra, nhưng một khi có nghĩa là trở nặng, cần kịp thời cấp cứu nếu không khó giữ an toàn cho người mẹ.

Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nhờ phương pháp chẩn đoán

1. Siêu âm

Để xác định thai ngoài tử cung hay không, siêu âm chính là cách đơn giản nhất, thường được áp dụng. Từ những lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kết hợp kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa.

Mẹ bầu nên đi siêu âm trong khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 8. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem phôi thai đã vào tử cung an toàn chưa. Đồng thời xác định thai nhi đã có tim thai hay chưa.

2. Đầu dò

Cũng là một kiểu siêu âm nhưng là dùng đầu dò đưa qua đường âm đạo, từ đó thu lại hình ảnh bên trong. Cách này thường giúp bác sĩ quan sát tử cung, có thể chẩn đoán thai ngoài tử cung hay không. Đồng thời buồng trứng, ống dẫn trứng cũng có thể được thấy rõ hơn.

Lúc này, bác sĩ có thể nhận biết một số dấu hiệu thai ngoài tử cung như buồng tử cung không có túi ối. Một số ít sẽ phát hiện sớm tim thai nằm ngoài buồng tử cung.

3. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng chỉ dừng lại ở tính nghi ngờ, chẩn đoán bước đầu. Chủ yếu là dụng cụ siêu âm sẽ được di chuyển trên bụng để lấy hình ảnh bên trong. Chủ yếu chỉ phát hiện không có túi thai trong tử cung.

4. Xét nghiệm máu

Như đã nói ở trên, một trong các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là hàm lượng hormone hCG sẽ giảm dần đi, trái ngược với thai bình thường là ngày càng tăng. Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra được hCG từ đó đưa ra những chẩn đoán kịp thời.

Ngoài kiểm tra hCG còn có thể xét nghiệm progesterone. Nồng độ thấp hơn 5ng/ml thì có thể thai không làm tổ ở tử cung.

5. Nội soi ổ bụng

Đây là phương pháp chính xác nhất trong việc chẩn đoán thai ngoài tử cung. Không chỉ nhận định thai ngoài tử cung mà còn biết được vị trí chính xác túi thai làm tổ.

cac dau hieu mang thai ngoai tu cung

Nội soi ổ bụng không chỉ giúp nhận định thai ngoài tử cung mà còn biết được vị trí chính xác túi thai làm tổ

Tuy nhiên, biện pháp này cần gây mê toàn thân, sau đó rạch một lỗ nhỏ đưa ống soi vào ổ bụng. Do tính chất nên chỉ làm nội soi ổ bụng sau khi đã thực hiện một số phương pháp khác và nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

Nếu trong lúc kiểm tra phát hiện có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ loại bỏ túi thai mà không cần phẫu thuật lại lần nữa.

Cách can thiệp đối với thai ngoài tử cung

1. Phẫu thuật

Trường hợp khối thai ngoài tử cung chưa vỡ, chỉ mới rỉ máu thì có thể phẫu thuật nội soi. Nếu khối thai ngoài tử cung bị vỡ, chảy máu ổ bụng thì phải phẫu thuật mở.

2. Tiêm đình chỉ thai

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm để ngưng thai kỳ, khiến tế bào khối thai ngừng phát triển, thoái hóa dần và không thể sống tiếp.

Để đảm bảo thiên chức làm mẹ và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, cần khám thai để phát hiện các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm. Ngay khi phát hiện, thai phụ nên đi điều trị ngay lập tức.

Xem thêm bài nguồn tại:

https://www.healthline.com/health/pregnancy/ectopic-pregnancy

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ectopic-pregnancy/symptoms-causes/syc-20372088

https://www.webmd.com/baby/pregnancy-ectopic-pregnancy

Xem thêm bài viết liên quan:

5 biến chứng liên quan đến nhau thai cần hết sức lưu ý

19 dấu hiệu mang thai sớm tuần đầu tiên sau khi vợ chồng gần gũi

Khám thai ở đâu tốt: 25 địa chỉ các bác sĩ giỏi ở HCM, Hà Nội, Đà Nẵng