Không chỉ đối với các mẹ đang mang thai, táo bón là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nhiên, khi mang thai, sự thay đổi hormone, dinh dưỡng, vận động của mẹ bầu lại là nguyên nhân khiến họ dễ mắc chứng táo bón hơn bình thường. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi nhưng chứng bệnh này lại gây ra những cảm giác rất khó chịu. Vì sao mẹ bầu lại dễ bị táo bón? Cách nào có thể chữa trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu? Hãy cùng Phongbenhchobe tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hiệu quả dành cho mẹ bầu.



1.Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.


Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp và khó chịu nhất của thai kỳ, nó có thể xuất hiện từ 3 tháng đầu thai kỳ và kéo dài trong suốt thời gian mang thai.


Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng táo bón hơn bình thường như sự thay đổi hormone trong cơ thể, chế độ dinh dưỡng, vận động hay tác dụng phụ của các loại thuốc, vitamin gây ra.


Sự thay đổi hormone là nguyên nhân chính gây ra táo bón khi mang thai. Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giới tính để thả lỏng các cơ và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng này vô tình lại tạo tác động không mong muốn lên đường ruột, tạo sự khó khăn cho việc đào thải các chất dư thừa.


Ngoài ra, khi mang thai, vị giác của các chị em cũng thay đổi ít nhiều. Một số mẹ bầu có xu hướng ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, protein, ít ăn chất xơ, uống nước. Chính vì thói quen ăn uống này khiến đường ruột gặp khó khăn trong việc đào thải các chất rắn, gây nên hiện tượng táo bón.


Hơn nữa, vì sự phát triển của thai nhi đã vô tình tạo áp lực lên vùng xương chậu, khiến các mẹ đi tiêu khó hơn. Đồng thời việc tăng cân nhanh và hạn chế vận động cũng là những thủ phạm khiến táo bón trở thành bạn đồng hành bất đắc dĩ của mẹ trong suốt thai kỳ.



Khi bị táo bón, các chất độc hại sẽ tích tụ lại trong ruột già, không được đào thải ra ngoài có thể sẽ hấp thụ ngược lại cơ thể mẹ, gây ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Nếu để tình trạng này kéo dài, mẹ bầu sẽ dễ mệt mỏi, căng thẳng hoặc nặng hơn có thể bị bệnh trĩ và ung thư đại tràng rất nguy hiểm.


Với những nguy cơ kể trên, mẹ bầu cần tìm cách khắc phục tình trạng táo bón để giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, giảm những cảm giác khó chịu và quan trọng hơn là đảm bảo an toàn cho thai nhi.



2.Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?


Lời khuyên từ các bác sỹ là mẹ bầu nếu bị táo bón thì không nên rặn. Chắc chắn táo bón sẽ gây ra sự khó chịu ít nhiều cho mẹ bầu khi đi vệ sinh nhưng nếu bạn dùng sức rặn sẽ vô tình tạo các cơn co tử cung, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, việc rặn quá cũng có thể gây nứt kẽ hậu môn, dẫn tới nguy cơ trĩ hoặc ung thư đại tràng cao.



3.Mẹ bầu bị táo bón có nên dùng thuốc thụt?


Khi bị táo bón, mẹ bầu lưu ý không tự ý dùng thuốc. Có thể nhiều mẹ bầu nghĩ rằng việc sử dụng thuốc nhuận tràng hay thuốc thụt để chất cặn bã được đào thải ra ngoài nhanh hơn nhưng lại không biết rằng thành phần trong các loại thuốc này có thể gây hại tới thai nhi.


Tốt nhất nếu bị táo bón quá nặng, mẹ bầu hãy đến bệnh viện, nhờ sự tư vấn thăm khám của bác sỹ để có những giải pháp tốt nhất.



4.Lời khuyên của bác sỹ dành cho mẹ bầu.


Để hạn chế hiện tượng táo bón khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý thay đổi thói quen dinh dưỡng của mình như sau:


♦ Đảm bảo lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày 2,5 – 3 lít nước/ ngày. Các mẹ nên uống 1 ly nước ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm mật ong, sữa tươi nóng cũng có tác dụng nhuận tràng.




♦ Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ như các loại rau xanh (mồng tơi, rau cải, xà lách, bông cải…), khoai, bí ngô …




♦ Sử dụng các loại trái cây khô, các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, nho, mơ …


♦ Bổ sung lượng sắt và canxi vừa đủ theo chỉ định bác sỹ. Lượng khoáng chất thừa sẽ vô tình tạo áp lực lên đường ruột, tăng nguy cơ táo bón. Các mẹ có thể chia nhỏ các lần uống trong ngày với nhiều nước và lựa chọn các viên sắt hữu cơ để tăng khả năng hấp thụ.


♦ Sử dụng dầu ô liu cho các món chiên xào vì loại dầu này ít bị thấm vào thức ăn.


♦ Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên như bơi lội, đi bộ, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu…




♦ Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa cà phê, các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các thực phẩm cay nóng.


♦ Khi có triệu chứng buồn đi vệ sinh mẹ bầu không được nhịn mà phải đi ngay.


♦ Nếu bị táo bón quá nặng, các mẹ không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì. Hãy tới bệnh viện thăm khám để nhận những lời khuyên tốt nhất từ bác sỹ.


Mời các bạn tìm hiểu thêm nhiều chủ đề bổ ích về Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Mẹ & Bé tại nguồn:


http://phongbenhchobe.com/nguyen-nhan-va-giai-phap-cho-nhung-me-bau-bi-tao-bon/