Có 3 thứ tác động mạnh đến đến sự phát triển của thai nhi:



- Một là: Dinh dưỡng



- Hai là: Tinh thần



- Ba là: Tư thế nằm ngủ.



Trong đó 2 điều đầu tiên thì các mẹ ai cũng chăm chút từng chút một nhưng lại vô tình quên béng mất điều còn lại, quan trọng không kém. Chính Bác sĩ CKII Lê Thị Chu cũng khẳng định: “Tư thế nằm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi”. Tư thế ngủ là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến quá trình cung cấp máu đi nuôi bào thai. Thai nhi càng lớn nghĩa là trọng lượng và kích thước của tử cung tăng lên. Vào 3 tháng cuối, tử cung chiếm gần hết diện tích khoang bụng khiến các mô và các cơ quan khác bị chèn ép nhất là khi nằm ngủ.



Dưới đây là những tư thế được khoa học chứng minh không hề tốt cho thai nhi và có thể làm cản trợ sự phát triển của con trong bụng. Mẹ xem chú ý để đổi tư thế nhé!!



Nằm sấp chèn ép thai nhi ngộp thở



Nằm sấp không chỉ khiến mẹ khó chịu vì hơi thở ngắn và dốc hơn mà còn có thể gây ra những tổn thương không ít cho thai nhi. Khi mẹ nằm sấp, tĩnh mạch sẽ bị nén, cản trở máu về tim. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ bầu thường than thở với chồng mình buồn nôn, khó chịu hoặc thậm chí tụt huyết áp ngay trong thai kỳ mỗi khi nằm sấp. Nếu không may bị tụt huyết áp thì lượng máu đến tử cung và máu nuôi thai chắc chắn cũng sẽ giảm đi và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.



Nằm ngửa dễ gây đau khớp, mất ngủ triền miên ở mẹ bầu



Nhiều mẹ bầu theo thói quen vẫn nằm ngửa khi mang bầu chưa thấy bụng là bao. Thế nhưng, dù quen đến thế nào thì bắt đầu từ tuần thai thứ 6, mẹ không nên nằm tư thế này nữa nha! Lúc này thai nhi đã đủ lớn để tạo áp lực đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn. Điều này sẽ khiến cho mẹ rất dễ có những triệu chứng đau đớn tăng nặng trong thai nhì. Ngoài ra, nằm ngửa còn khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh trĩ và đau nhức các khớp, làm tăng tình trạng phù nề. Nhưng tất cả sẽ chẳng là gì so với tác hại làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi khi mẹ nằm ngửa. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp để khả năng hấp thu dưỡng chất và quá trình phat triển của thai nhi.



Nằm nghiêng bên phải làm tắt nghẽn mạch máu, thai nhi thiếu dưỡng khí



Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay sang bên phải. Mà bên phải lại là nơi các tĩnh mạch chủ đi qua. Khi mẹ bầu nằm nghiêng bên phải nhiều, trọng lượng của thai nhi vào những tháng cuối sẽ gây áp lực lớn lên các dây chằng, làm cho màng tử cung bị kéo căng, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung và cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi. Điều này khiến việc cung cấp máu đến thai nhi bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu mẹ nằm nghiêng sang phải nhiều là một mối đe dọa thực sự đến thai nhi.



Thay vào đó mẹ nên cố gắng nghiêng qua trái nhé! Theo một chứng minh của các nhà nghiên cứu Anh, bà bầu nằm nghiêng sang bên trái thì nguy cơ sinh non sẽ thấp hơn so với những thư thế ngủ khác. Đơn giản vì tư thế này giúp làm tăng lưu lượng máu tới thai nhi, nghĩa là cũng đồng thời làm tăng lượng dinh dưỡng đi nuôi bé và thúc bé tăng cân, tăng chiều cao tốt hơn, nhất là vào những tháng cuối.



Không chỉ vậy, khi nằm nghiêng sang bên trái, thận cũng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng và nhờ vậy giảm đáng kể tình trạng trữ nước, nguyên nhân gây ra chứng phù nề khi mang thai.



Nằm gục trên bàn khiến thai nhi thiếu oxy nghiêm trọng



À ha! Tư thế này mẹ bầu công sở chắc gặp như cơm bữa. Nhiều cơ quan, công ty không đủ điều kiện chăm chút cho bữa nghỉ trưa của nhân viên nói chung và bà bầu nói riêng. Do đó, sau giờ làm việc, mẹ sẽ tìm cách tranh thủ đánh một giấc ngay trên bàn làm việc. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng.



Khi mẹ nằm gục mặt xuống bàn khiến vùng bụng bị chèn ép, đồng thời lưng cong khiến hoạt động của phổi bị ảnh hưởng. Từ đó, làm cho cơ thể thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.



webtretho


Những lưu ý trong chuyện ngủ nghỉ của mẹ khi mang bầu



– Để thoải mái trong giấc ngủ, mẹ có thể tham khảo các thông tin và sử dụng gối ngủ chuyên dụng dành cho bà bầu để giúp thoải mái hơn khi ngủ. Nếu không dùng mẹ có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ ở dưới bắp chân và 1 cái ở sau lưng. Cách làm này cũng giúp mẹ thoải mái, dễ chịu hơn trong lúc ngủ.



– Mẹ bầu thì không nên nằm giường quá cứng hoặc nệm quá lún và không được kê đầu quá cao. Nếu nằm thấp không quen, khó ngủ, có thể lót gối ở lưng hoặc lót khăn gấp ở đầu. Ở những nơi có muỗi phải thường xuyên nằm mùng dù ban ngày hay đêm vì sốt xuất huyết với bà bầu rất nguy hiểm.



– Hạn chế thức quá khuya: 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian lý tưởng cho quá trình tạo máu trong cơ thể. Nếu bỏ qua thời gian này mẹ đã lãng phí đi quá trình tự nhiên rất có ích này và vô hình trung gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.



– Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày mẹ nên ngủ từ 7-8 tiếng. Nếu mệt cần nghỉ ngơi thêm. Nếu thiếu ngủ khi mang thai thì sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng, nhất là sự phát triển của các cơ quan chức năng quan trọng trong cơ thể như đại não.



– Khi thấy khó chịu phải nằm một bên, mẹ có thể đổi hướng nhưng tốt nhất mẹ bầu nên tập cho mình thói quen nằm nghiêng về bên trái. Đây là tư thế được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu khi nằm nghỉ vì điều này sẽ đem lại vô vàn lợi ích cho thai nhi từ chuyện nhận được nguồn máu dồi dào, tới chuyện cung cấp oxy đầy đủ, giúp thận hoạt động dễ dàng, đào thải các chất độc nhanh hơn và kích thích trí não thai nhi tốt nhất.



– Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bị rỉ sữa nhiều có thể mặc áo lót mỏng khi ngủ để vệ sinh và mang 1 thắt lưng dành cho bà bầu để tăng cảm giác thoải mái.



Sau cùng, ngoài việc tập cho mình có một tư thế ngủ đúng, mẹ bầu cũng cần phải cố gắng ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc nữa nhé!



Xem thêm các bài viết liên quan:



3 tư thế nằm ngủ của mẹ bầu khiến thai nhi ngừng thở bất cứ lúc nào, mẹ không biết là đang hại con!


3 tư thế ngủ của mẹ bầu dẫn oxy và máu dồi dào đến thai nhi, tháng 9 thai kỳ thổi cân nặng thêm 1-1,5kg; thúc chiều cao thêm 2-3cm


Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ mà không ăn quả mướp đúng thời điểm này khác gì đổ đi "vàng mười"



Xem thêm clip: