Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cần mẹ bầu hết sức cẩn thận trong từng hành động, thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Trong suốt khoảng thời gian mang thai, 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng mẹ cần chú ý cẩn thận nhiều nhất vì lúc này thai còn rất nhỏ, nhiều rủi ro về các nguy cơ như sẩy thai, dị tật,… có thể bất ngờ ập đến. Để giúp con yêu khỏe mạnh vượt qua giai đoạn này và mẹ có sức khỏe tốt để đi tiếp những chặng đường tiếp theo, chị em nên nắm rõ những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu nhé.

Mang thai 3 tháng đầu và những điều mẹ cần biết

Thai nhi 3 tháng đầu phát triển thế nào?

3 tháng đầu còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất, giai đoạn vô cùng quan trọng đánh dấu bước chuyển từ phôi thai trở thành một cơ thể em bé hoàn chỉnh. Tuy vậy, thai nhi lúc này vẫn vô cùng nhỏ bé và cần có sự chăm sóc, giữ gìn hết sức có thể của mẹ.

me-bau-mang-thai-3-thang-dau

Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần hết sức cẩn thận

Qua 3 tháng đầu tiên, bé cưng trong bụng mẹ đã trở nên cứng cáp hơn khá nhiều. Lúc này, thai nhi có chiều dài khoảng 5,4cm và nặng khoảng 14g. Em bé bắt đầu xuất hiện những chuyển động đầu tiên, hay còn gọi là phản xạ. Thế nhưng những chuyển động này vẫn vô cùng nhẹ và mẹ sẽ chưa thể cảm nhận được chúng.

Thai nhi trong giai đoạn này bắt đầu mọc tóc, có mí mắt, các bộ phận như cằm, cổ, tai, ngón tay, ngón chân,… phát triển rõ rệt. Cơ quan sinh dục, hệ tuần hoàn, tiết niệu,… cũng dần được hoàn thiện. Nhiều mẹ hay hỏi về dấu hiệu mang thai bé trai 3 tháng đầu, liệu có thể nhận biết mình đang mang thai con trai hay con gái. Thường thì ở tam cá nguyệt đầu tiên sẽ chưa thể có được câu trả lời chính xác cho vấn đề này nên mẹ cần chờ đợi thêm.

Các dấu hiệu nhận biết thai nhi 3 tháng khỏe mạnh

  • Các chỉ số thai nhi ổn định

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những lần khám vô cùng thai quan trọng không thể bỏ qua, một trong số đó chính là mốc từ 8 – 13 tuần để được thực hiện sớm một số xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán dị tật nếu có.

Thông qua những lần khám thai, mẹ bầu sẽ biết được các chỉ số phát triển của con. Nếu thai nhi phát triển với các chỉ số bình thường, trong mức ổn định thì mẹ có thể yên tâm con đang rất khỏe mạnh.

  • Ốm nghén

Đa số các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng ốm nghén, triệu chứng này xuất hiện mạnh mẽ nhất trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Tuy ốm nghén có thể khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn nhưng đây lại là một trong những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang phát triển rất tốt.

om-nghen-khi-mang-thai-3-thang-dau

Ốm nghén là tình trạng thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu

Thông thường, sau 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần và mất hẳn, do đó mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu ốm nghén không giảm mà còn trở nên nặng hơn sau khi qua mốc 3 tháng, mẹ nên đi thăm khám và hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất.

  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn

Thai nhi dần lớn lên, chèn ép khu vực xung quanh, trong đó có bàng quang sẽ khiến mẹ cảm giác buồn tiểu nhiều hơn hẳn so với lúc trước. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang không ngừng lớn lên trong bụng mẹ, vì thế dù có hơi phiền phức một chút thì mẹ cũng hãy cố gắng vì con nhé.

  • Căng tức ngực

Sự thay đổi về hormone khiến vùng ngực của mẹ bầu dễ bị căng tức. Bên cạnh đó, căng tức cũng là dấu hiệu cơ thể của mẹ bắt đầu tiết sữa non chuẩn bị để nuôi con. Tình trạng ngực bị căng tức, khó chịu này sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ, thậm chí đến cả khi sau sinh và cho con bú nhưng đây chính là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ em bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

  • Đường huyết ổn định

Các chỉ số về đường huyết là một trong những vấn đề mẹ nên quan tâm khi mang thai. Chỉ số đường huyết ổn định, không cao quá cũng không thấp quá là dấu hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh từng ngày.

Nếu đường huyết của mẹ luôn nằm ở mức cao, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm sau đó sẽ cao hơn. Trong khi nếu đường huyết thấp, thai nhi sẽ có nguy cơ chậm lớn, suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ chất.

  • Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu xuất hiện hiện tượng ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu nhưng chỉ kéo dài 1 - 2 ngày và không bị đau bụng thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Dấu hiệu này chứng tỏ em bé đã làm tổ thành công trong bụng mẹ. 

Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng gặp phải tình trạng mang thai 3 tháng bị đau bụng dưới, nếu những cơn đau này chỉ dừng ở mức râm ran, không quá đau và kéo dài thì không có gì đáng lo ngại.

5 điều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý

3 tháng đầu thai kỳ vô cùng quan trọng, cũng là giai đoạn mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận. Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Dưới đây là một số điều chị em lưu ý khi ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

1. Chú ý dinh dưỡng

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ dễ bị mệt mỏi do chưa quen với việc hormone thay đổi. Cộng thêm tình trạng ốm nghén, chán ăn thường xuyên làm cho nhiều mẹ bầu không buồn ăn uống. Đây là một thói quen vô cùng sai lầm. Vậy mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

dinh-duong-khi-mang-thai-3-thang-dau

Mẹ cần chú ý dinh dưỡng trong 3 tháng đầu mang thai

Tuy trong 3 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu chưa cần tăng lên nhiều nhưng chị em vẫn cần đảm bảo ăn đủ bữa, bổ sung đa dạng các dưỡng chất qua những loại thực phẩm tươi, sạch, chế biến kỹ càng, ăn chín uống sôi.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì cũng là câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra cho bác sĩ. 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, mẹ cần tránh xa một số loại thực phẩm dễ tác động đến thai nhi như dứa, nước dừa, rau răm, rau sam, đu đủ non,… Mẹ bầu hãy tăng cường các loại rau xanh, trái cây, uống đủ nước và bổ sung thêm nhiều vitamin, đặc biệt là axit folic theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Tránh hoạt động mạnh

Mang thai 3 tháng đầu, chị em cần hoạt động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, chạy nhảy, mang vác đồ đạc quá nhiều. Lúc này, vị trí thai nhi chưa ổn định nên sẽ rất dễ bị tổn thương nếu mẹ bầu không chú ý cẩn thận.

3. Nghỉ ngơi đủ, vận động hợp lý

Mẹ bầu không nên thức khuya và làm việc gắng sức. Từ khi biết tin mang thai, hãy thiết kế cho mình một chế độ làm việc, ngủ nghỉ hợp lý.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên xem thường việc chăm sóc giấc ngủ. Ngoài ra, dù không được vận động mạnh, chị em vẫn cần duy trì các hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể thêm khỏe khoắn, dẻo dai.

4. Khám thai đúng lịch

Mẹ bầu cần thăm khám thai đúng lịch để có thể thực hiện những xét nghiệm, siêu âm, chủng ngừa đúng mốc thời gian và đem lại hiệu quả chính xác nhất. Việc thăm khám thai còn giúp mẹ kiểm tra xem em bé trong bụng có đang phát triển ổn định hay không.

phu-nu-mang-thai-3-thang-dau

Thăm khám đúng lịch cũng là điều quan trọng khi mang thai 3 tháng đầu

Ngoài ra, chị em sẽ được nhận những lời khuyên đáng giá, phù hợp với bản thân trong những lần thăm khám. Do đó, đừng ngại ngần hỏi bác sĩ về những điều mình đang thắc mắc hay các dấu hiệu bất thường bản thân đang gặp phải.

5. Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, khói thuốc

Một điều nữa chị em cũng cần đặc biệt chú ý không chỉ khi mang thai 3 tháng đầu mà còn trong suốt giai đoạn bầu bì chính là chú ý tránh xa những môi trường độc hại. Khói thuốc, rượu bia, chất kích thích, tiếng ồn lớn, các hóa chất,… đều có thể tác động đến sức khỏe của em bé trong bụng. Đây cũng là vấn đề cần ưu tiên đặc biệt trong danh sách những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Mang thai là giai đoạn vất vả nhưng cũng ngập tràn niềm hạnh phúc. Để con khỏe mạnh, mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho con ngay từ những ngày đầu tiên. Chú ý cẩn thận khi mang thai 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ tạo được một nền móng khỏe mạnh cho bé yêu trong suốt thai kỳ và đến tận ngày sinh.

Xem thêm bài viết liên quan:

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu

6 thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Lý giải tại sao 3 tháng đầu mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng từng đường đi, nước bước