Huyết áp thấp được xem là vấn đề sức khoẻ phổ biến ở Việt Nam với 5- 7 % dân số mắc và thường tập trung nhiều ở phụ nữ (tỷ lệ nữ giới mắc cao gấp 30 lần nam giới).


Huyết áp được coi là thấp khi có chỉ số dưới 100/60 mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp là: mệt mỏi, lả và rất muốn nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn. Các dấu hiệu trên có thể thấy rõ nét hơn bệnh nhân có cảm giác đói. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân còn có biểu hiện: suy giảm khả năng tình dục; da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc; vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh; thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…Vì huyết áp có liên quan tới các bệnh về tim mạch hay các bệnh về suy giảm trí nhớ nên việc có những hiểu biết về căn bệnh này là rất cần thiết. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai khi mà tình trạng này thường xuyên xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kì do sự thay đổi của nội tiết tố progesterone làm tụt huyết áp. Hệ quả là mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ mệt mỏi,hoa mắt, chóng mặt khi đứng lâu hoặc đứng dậy.


Huyết áp và thai kì của mẹ bầu.


Đây là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khoẻ, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Khi mẹ mang thai bị huyết áp cao sẽ làm ảnh hưởng đến nhau thai, khiến thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Huyết áp cao còn là một trong những tiền đề dẫn đến chứng tiền sản giật khi mang thai. Còn nếu huyết áp xuống quá thấp ngược lại có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy lên máu không đủ, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển. Do đó, huyết áp là một trong những thông số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ tổng quát của mẹ và bé.


Nguyên nhân gây huyết áp khi mang thai.


Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơnđể vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những việc này là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.


Lượng máu dùng để vận chuyển dưỡng chất và thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra tăng lên.


Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong thời gian giữa thai kì, thậm chí nó có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.


Dấu hiệu khi bị huyết thấp


- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu khi đứng lâu hoặc khi đột ngột đứng dậy


- Hoa mắt, choáng váng


- buồn nôn


- Dễ cáu gắt, khó tập trung


- Da nhợt nhạt và lạnh


- Mệt mỏi


- Cảm thấy lạnh nhưng lại đổ mồ hôi


Ảnh hưởng của huyết áp thấp đến phụ nữ mang thai.


- Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.Với thời tiết nắng nóng cao điểm như hiện nay thì sẽ tăng nguy cơ hạ huyết áp và mất nước cho thai phụ. Trong trường hợp thai phụ đứng lâu cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp.


- Trong thời gian mang thai máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não.


- Huyết áp thấp còn liên quan đến những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ, tăng nguy cơ tai biến và các bệnh về tim mạch khác.


Huyết áp thấp khi mang thai phải làm sao?


- Nằm nghiêng về bên trái đẻ tăng lượng máu lưu thông đến tim


- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống


- Hạn chế đứng trong một thời gian dài


- Hạn chế đồ uống có caffein và thức uống có cồn


- Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày


- Tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áo ở mức ổn định


- Uống nhiều nước, nên chủ đọng uống nước.


- Mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột.


- Đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở.


Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo những bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng thuốc mà chỉ khắc phục bằng những biện pháp ăn uống nghỉ ngơi như:


- Uống nhiều nước hơn bình thường vì nó sẽ làm tăng thể tích máu,khắc phục được huyết áp thấp.


- Ăn mặn: Ngược lại với bệnh cao huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên cố gắng ăn nhiều muối hơn. Uống nước khoáng cũng có lợi cho người mắc bệnh này, nhất là nước khoáng có chứa nhiều muối natri.


- Ngủ trưa sau ăn: mất ngủ cũng là nguyên nhân làm cho thai phụ bị tụt huyết áp, vì thế mẹ bầu nên ngủ đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng máu lên não.


- Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính, bà bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn thường ngày, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa những thành phần như: protein, vitamin c, các loại vitamin nhóm B… và đặc biệt phải
bổ sung sắt đúng cách
. Khi bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu thì thai nhi sẽ khoẻ mạnh và phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết những vitamin nào cần thiết cho thai kì của mình không và phải bổ sung thế nào cho đủ?


- Không dậy đột ngột: Việc này có thể bất ngờ làm hạ huyết áp, dẫn đến hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên vươn vai rồi từ từ đứng lên, vươn vai giúp co giãn cơ, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể thai phụ thích nghi sự thay đổi tư thế mới.


Bên cạnh đó, các bà bầu có thể tham khảo một số bài thuốc tự nhiên sau:


Trứng gà: Trứng gà tươi một quả, gừng tươi một nhánh. Gừng rửa sạch thái lát, cho vào cùng một cốc nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 thì đập trứng vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút sau đó bắc ra ăn nóng 1 lần/ ngày, ăn liền trong 5 ngày.


- Hạt sen + táo đỏ+ gừng tươi: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát, Tất cả sắc với nước, uống ngày 2 lần sau các bữa ăn, sẽ cải thiện được huyết áp thấp nhanh chóng.


Bệnh huyết áp thấp thường ảnh hưởng nặng nề đén chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mang thai. Để đánh bay căn bệnh huyết áp thấp, các chị em nên sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều, ăn uống đủ chất, đồng thời tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stess, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.


:):):):):)