⁉️ Cho con chơi với gương có làm con chậm nói, nói ngọng?

hình ảnh

❗ Nhiều người cho rằng cho trẻ soi gương sớm sẽ khiến trẻ chậm nói. Liệu quan niệm này có đúng hay không? Và khi nào thì nên cho bé soi gương? 


❗ Hôm nay Cửa Sổ Vàng sẽ giải mã điều này cho các bố mẹ!


🌈 Có 3 thứ hình thành trong con người đó là: cảm xúc - âm thanh - hình ảnh. Cái chúng ta cần kích thích con khi mới sinh ra là âm thanh rồi mới đến hình ảnh. Khi kích thích âm thanh con sẽ nhanh biết nói hơn, nhưng soi gương là kích thích hình ảnh nên các cụ mới có câu: cho trẻ soi gương sớm con sẽ chậm nói. Nhưng nếu cho trẻ soi gương và vẫn kích thích âm thanh nhiều thì sẽ không sao cả.


🌈 Nhiều nghiên cứu khoa học về giáo dục sớm đã chỉ ra rằng cho trẻ soi gương từ sớm trẻ sẽ phát triển tư duy tốt hơn. Và thời điểm nên cho trẻ soi gương là từ khi con biết lẫy.


🍀 Ngắm hình ảnh của chính mình trong gương là hoạt động giải trí thú vị với hầu hết các bé


Ngắm hình ảnh của chính mình trong gương là một hoạt động giải trí rất thú vị đối với hầu hết các bé. Cha mẹ hãy đầu tư cho bé của mình một chiếc gương nhỏ và an toàn làm bằng nhựa dẻo. Một trong những trò chơi có thể sử dụng với bé: đó là để một chiếc gương trước mặt con, cho bé ngồi vào lòng rồi chỉ cho con từng bộ phận trên cơ thể bé. Mắt, mũi, đôi bàn tay, cái bụng tròn… vừa chỉ vừa đọc cho bé nghe. Chơi với gương sẽ giúp tăng cường khả năng nhận biết khuôn mặt, cải thiện các kỹ năng hoạt động xã hội khác, và cả khả năng tập trung thị giác cho bé yêu.


🍀 Soi gương giúp bé phát triển NHẬN THỨC bản thân


Ở thời điểm bé khoảng 3,5 tháng tuổi, bé có thể nhận biết được đường nét khuôn mặt của người đối diện. Việc cho bé soi gương giúp bé nhận diện được những đường nét khuôn mặt phản chiếu lại qua tấm gương. Bé có thể sẽ thấy được cánh tay, chân hay bụng của mình một cách không chủ đích khi chơi trước gương. Chính điều này sẽ giúp bé hình thành nhận thức về cơ thể hoàn chỉnh của mình.


🍀 Soi gương giúp bé phát triển NGÔN NGỮ


Khi thấy hình ảnh của mình trong gương, bé chưa nhận ra đó chính là mình mà chỉ nghĩ là một em bé nào đó. Bé có xu hướng cười, giơ tay chạm vào gương hay ê a nói chuyện như đáp lại hình ảnh của mình phản chiếu lại. Đây chính là nền tảng ban đầu của những giao tiếp xã hội thông thường.


Chính vì vậy, việc cho bé soi gương hàng ngày kích thích khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của trẻ.


🌈 CÁC HOẠT ĐỘNG CHƠI VỚI GƯƠNG HIỆU QUẢ


Có rất nhiều cách cho trẻ chơi với gương để phát triển kỹ năng cho con. Bố mẹ cùng tham khảo các trò chơi dưới đây nhé!


🌺 Đối với bé 3,5 – 6 tháng tuổi: Bố mẹ bế con trong lòng hoặc cho bé lẫy hoặc ngồi trước gương. Bé sẽ bị thu hút bởi hình ảnh phản chiếu của mình và vươn tay chạm vào mắt, má hay mũi người bạn trong gương. Bài tập này giúp bé phát triển lực vươn, cơ tay, hỗ trợ khả năng bò của bé sau này. Bố mẹ có thể tập hoạt động này cho con vài lần trong ngày.


🌺 Đối với bé từ 6 tháng trở lên: Bố mẹ kể chuyện cho bé nghe khi ngồi trước gương. Bé sẽ dõi theo từng biểu cảm, hành động của bố mẹ trong gương để bắt chước. Giai đoạn này sẽ khó hơn một chút xíu cho bố mẹ khi chơi với bé, đó là bố mẹ cần thật sự biểu cảm và có hành động rõ ràng cho bé nhìn theo khi nghe chuyện nhé!


🌺 Đối với trẻ từ 8-16 tháng: Bố mẹ giúp con nhận biết các bộ phận trên cơ thể mình bằng cách cho con soi gương. Song song với hoạt động này, bố mẹ cần chỉ cho con vị trí của từng bộ phận, miêu tả lại bộ phận đó cho con. Bé không chỉ phát triển được khả năng ghi nhớ hình ảnh mà con nâng cao tư duy ngôn ngữ khi được nghe bố mẹ miêu tả các bộ phận cơ thể.


🌈 Đặc biệt, mỗi khi con đến một nơi nào đó lạ, bố mẹ có thể cho con soi gương hoặc nhìn vào tấm kính ở nơi đó, con sẽ thấy hình ảnh thân quen của mình và sẽ nhanh chóng có thể làm quen được với không gian mới đấy bố mẹ nhé!  

HDPHARMA SINCE 1961