Trong giai đoạn cho con bú mẹ bỉm có thể bị tắc tia sữa. Nếu không kịp thời chữa trị có thể bị áp xe bầu vú hoặc viêm tuyến vú. Vậy có các cách chữa tắc tia sữa như nào? Cùng Ngũ cốc mẹ Mít tìm hiểu 15+ cách chữa nhanh và hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

Tắc tia sữa là gì?

hình ảnhTắc tia sữa gây cảm giác khó chịu
  • Tắc tia sữa xảy ra khi ống dẫn sữa bị hẹp bít khiến sữa không thể chảy dễ dàng, lâu dần tích tụ lại và bị tắc.
  • Tại những vị trí tắc, sữa bị đông kết lại tạo thành các cục cứng gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho mẹ bỉm khi hút sữa.
  • Sữa không chảy được ra ngoài trong khi sữa mới vẫn được sản xuất ra sẽ khiến tình trạng tắc tia sữa ngày càng nghiêm trọng.
  • Những cục sữa đông đặc sẽ gây căng giãn và chèn ép các ống dẫn sữa khác.

Nếu không biết cách chữa tắc tia sữa kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như áp xe vú hoặc viêm tuyến vú, …

Tuỳ vào cơ địa mà biểu hiện tắc tia sữa của mỗi phụ nữ sau sinh sẽ khác nhau.

Mẹ bỉm có thể tham khảo một số biểu hiện phổ biến dưới đây để biết được mình có bị tắc tia sữa hay không.

  • Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít mặc dù được vắt hút.
  • Bầu ngực luôn căng cứng, nóng ran.
  • Bên trong bầu ngực có sữa vón cục .
  • Vùng ngực bị đau nhức.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến quá trình bú của bé mà còn khiến mẹ bỉm khó chịu, đau đớn.

Vì vậy mẹ bỉm cần kịp thời tìm cách chữa tắc tia sữa. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây tắc tia sữa phổ biến ở mẹ bỉm dưới đây.

  • Mới sinh: Sau sinh sữa được sản xuất ra nhiều nhưng chưa thể chảy ra hoặc bé chưa biết bú mẹ nên sữa không thể chảy ra hết. Do đó sữa bị ứ đọng lại trong ống dẫn sữa dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
  • Sữa mẹ quá nhiều: Mẹ nhiều sữa, bé không thể bú hết và mẹ không hút hết sữa thừa ra. Điều này dẫn đến sữa ứ đọng trong các ống dẫn sữa trong khi sữa mới vẫn tiếp tục được sản xuất và lâu ngày sẽ bị vón cục, gây tắc tia sữa.
  • Bé không bú đúng cách: Bé mới bú nên chưa biết ngậm đúng khớp ngậm dẫn đến sữa không được đẩy hết ra ngoài. Lượng sữa dư thừa tồn đọng lại trong các ống dẫn sữa lâu dần gây tắc tia sữa.
  • Bé không bú thường xuyên, đúng cữ: Sữa mẹ được sản xuất liên tục. Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên và không hút hết sữa ra thì sẽ dễ bị tắc tia sữa.
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ qua đường máu hoặc do mẹ không vệ sinh núm vú sạch sẽ. Nếu bị nhiễm khuẩn ống dẫn sữa sẽ bị viêm bít hẹp lại khiến sữa khó chảy ra ngoài và dần dần tích tụ lại gây tắc tia sữa.
  • Stress, căng thẳng: Tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng nhiều đến lượng sữa sản xuất ra. Nếu mẹ bỉm stress, căng thẳng thường xuyên sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sữa như tắc tia sữa, ít sữa, …
  • Ngực bị áp lực: Nếu áo ngực quá chật thì sẽ tạo áp lực lên bầu ngực kéo theo các ống dẫn sữa nằm bên trong cũng bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm cho sữa không thể dễ dàng lưu thông, dần dần gây tắc tia sữa.

Vì sao cần chữa tắc tia sữa?

hình ảnhVì sao cần chữa tắc tia sữa?

Nếu bị tắc tia sữa, sữa mẹ sẽ không được tiết ra hoặc tiết ra rất ít. Vì vậy bé sẽ không bú được sữa mẹ trong thời gian này.

Do đó bé dễ quấy khóc và đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Ngoài ra khi bị tắc tia sữa người mẹ sẽ có cảm giác đau vùng ngực và có thể bị sốt nhẹ.

Nếu để lâu sẽ dẫn đến áp xe vú và biến chứng nguy hiểm viêm tuyến vú, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.

7 cách chữa tắc tia sữa bác sĩ khuyên dùng

hình ảnhCác cách chữa tắc tia sữa bác sĩ khuyên dùng

Dưới đây là một số cách chữa tắc tia sữa bác sĩ khuyên dùng.

Cho bé bú thường xuyên

Cách chữa tắc tia sữa đơn giản là cho bé bú thường xuyên, liên tục.

Khi cho bé bú nên ưu tiên cho bé bú bên ngực bị tắc tia sữa trước. Bởi lúc này bé sẽ sử dụng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ.

Nhờ đó các tuyến sữa sẽ được lưu thông.

Bế bé đúng cách khi cho bú

Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả, khoa học tiếp theo là bế bé đúng cách khi cho bú.

Khi cho bé bú mẹ cần thay đổi các tư thế khác nhau.

Bởi với mỗi tư thế lực hút của bé tác động đến các tia sữa sẽ khác nhau.

Năm tư thế cho con bú tốt nhất gồm tư thế nôi, tư thế bế giữ chéo, tư thế ôm bóng, tư thế tự do và tư thế nằm nghiêng.

Thay đổi nhiều tư thế sẽ tạo ra nhiều lực hút lưu thông tuyến sữa mẹ.

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý là một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Khi chăm con nhỏ đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ sẽ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

hình ảnh

Tuy nhiên việc nghỉ ngơi của mẹ bỉm rất quan trọng bởi đây là thời gian để cơ thể hồi phục sức khỏe sau sinh, kết hợp tinh thần thoải mái để tạo nguồn sữa dồi dào cho bé.

Chế độ ăn uống khoa học

hình ảnhCó chế độ ăn uống khoa học

Duy trì chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Nước và nhóm thực phẩm giàu sắt, carbohydrate, …luôn cần bổ sung đầy đủ.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ.

Tránh gây áp lực lên ngực

Trong thời gian cho con bú mẹ nên mặc áo ngực thoải mái hoặc không mặc để bầu ngực được thông thoáng.

Nhờ đó sữa mẹ được lưu thông dễ dàng, tránh tình trạng ứ đọng.

Massage

hình ảnhChữa tắc tia sữa bằng cách massage ngực

Massage là cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất.

Cụ thể xoa bóp nhẹ nhàng từ bầu ngực vào trong núm vú, dùng lòng bàn tay và các ngón tay xoa bóp quanh quầng núm vú để khai thông và kích thích tia sữa.

Mẹ có thể thực hiện song song hoặc ngay sau khi chườm nóng bầu ngực.

Chườm nóng

Cách chữa tắc tia sữa bằng phương pháp chườm nóng rất đơn giản.

Mẹ chỉ cần đặt khăn mặt bông mềm thấm nước ấm lên bầu ngực.

Hoặc mẹ có thể dùng chai thuỷ tinh chứa nước ấm lăn qua lăn lại trên bầu ngực.

Nhờ đó giúp lưu thông tia sữa và sữa chảy đều hơn.

Cách chữa tắc tia sữa theo dân gian

Ngoài các cách chữa tắc tia sữa bác sĩ khuyên dùng còn có các cách chữa trị theo kinh nghiệm dân gian.

Các cách chữa dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác và đem lại hiệu quả khi áp dụng.

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược

Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược là phương pháp được nhiều phụ nữ sử dụng khi tắc tia sữa.

Mẹ bỉm sử dụng một chiếc lược dày chải đều lên bầu ngực. Lưu ý cần chải từ trong ra ngoài để khơi thông tia sữa bị tắc.

Cách chữa tắc tia sữa bằng hành tím

hình ảnhChữa tắc tia sữa đơn giản bằng hành tím

Cách chữa tắc tia sữa bằng hành tím được nhiều mẹ bỉm áp dụng và đem lại hiệu quả cao.

Phương pháp khá đơn giản:

  • Mẹ cắt lát hành tím đắp lên bầu ngực (trừ phần đầu núm vú).
  • Sau đó lấy khăn mềm phủ lên và băng lại.
  • Thực hiện ngày hai lần kết hợp massage bầu ngực thì tình trạng tắc tia sữa sẽ được khắc phục sau 4 ngày.

Uống nước lá

Đó là nước lá bồ công anh, lá đinh lăng.

hình ảnhUống nước là một trong những cách chữa tắc tia sữa dân gian hiệu quả.

Lá bồ công anh, lá đinh lăng được rửa sạch sau đó đun sôi uống thay nước hàng ngày giúp khơi thông tia sữa.

Lưu ý để đạt hiệu quả cao nên uống nước lá ấm.

Mẹ bỉm có thể nấu nước lá khô nếu không có lá tươi.

Chữa tắc tia sữa bằng lá mít

hình ảnhChữa tắc tia sữa bằng lá mít

Lá mít là một trong những nguyên liệu chữa tắc tia sữa hiệu quả. Cách chữa tắc tia sữa này rất đơn giản.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị tắc tia sữa, mẹ bỉm sẽ lấy 18 lá mít hơ nóng rồi đặt lên bầu mỗi bên 9 lá.

Lưu ý đặt lá mít tại những vị trí cứng vì đây là nơi tia sữa bị tắc.

Sau khi đắp lá mít, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng rồi ấn mạnh xem sữa có chảy ra không.

Nếu có sữa thì cho bé bú ngay để khai thông tia sữa.

Khi bé bú xong mẹ vẫn tiếp tục xoa bóp bầu ngực để tia sữa được lưu thông hoàn thoàn.

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải

Một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả được truyền lại là sử dụng lá bắp cải.

  • Đầu tiên tách riêng từng lá bắp cải và rửa sạch.
  • Sau đó hơ nóng và đắp lên bầu ngực.
  • Khi lá bắp cải bớt nóng thì hơ lại và tiếp tục đắp lên bầu ngực.

Trong thời gian đắp lá bắp cải mẹ xoa bóp bầu ngực xem có sữa chảy ra không.

Quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi tia sữa được lưu thông hoàn toàn.

Với phương pháp dân gian đòi hỏi mẹ bỉm phải có sự kiên trì nhất định mới có được kết quả cao.

Lưu ý khi chữa tắc tia sữa

Các cách chữa tắc tia sữa trên đều có thể thực hiện tại nhà một cách dễ dàng.

Tuy nhiên khi chữa tắc tia sữa tại nhà bằng những cách trên mẹ bỉm cần lưu ý một số nội dung sau đây:

  • Tuỳ vào cơ địa của mỗi người, kết quả của các cách chữa tắc tia sữa trên sẽ khác nhau.
  • Cần chữa trị khi mới có biểu hiện tắc tia sữa. Nếu để tắc tia sữa lâu thì các phương pháp dân gian sẽ không phát huy tối đa tác dụng.
  • Cần kiên trì thực hiện để đạt được kết quả cao nhất.
  • Tuy nhiên nếu các phương pháp không mang lại kết quả mà tình trạng tắc tia sữa nặng hơn thì nên dừng lại.
  • Bên cạnh đó mẹ bỉm cần đến cơ sở y tế để thăm khám và nghe tư vấn của các bác sỹ chuyên môn.
  • Nếu trong quá trình chữa trị người mẹ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, … thì phải dừng lại ngay.

Phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng thường gặp ở mẹ bỉm.

Tuy nhiên mẹ bỉm hoàn toàn có thể phòng ngừa được tắc tia sữa sau sinh nếu thực hiện các biện pháp sau đây.

  • Cho bé bú trực tiếp mẹ càng sớm càng tốt và bú thường xuyên liên tục theo nhu cầu của bé.
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều mà con không bú hết thì thực hiện hút hết sữa ra ngoài tránh ứ đọng sữa trong bầu ngực gây tắc tia sữa.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hoà.
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Mặc áo ngực thoải mái, không bó sát cơ thể. Đặc biệt không nằm sấp khi ngủ hay nghỉ ngơi.

Lời Kết

Bài viết trên đã bật mí 10+ cách chữa nhanh và hiệu quả nhất khi bị tắc tia sữa. Hy vọng qua bài viết mẹ bỉm sẽ biết phòng ngừa và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả. Ngoài ra đừng quên sử dụng các sản phẩm của Ngũ cốc mẹ Mít để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.