Theo dõi sự phát triển của thai nhi suốt 40 tuần thai kỳ sẽ giúp các mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của con trong bụng mẹ.



Mẹ có biết vì sao mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi, các bác sĩ lại hẹn mẹ tái khám và siêu âm không? Đó là vì họ muốn kịp thời phát hiện ra những bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi, hay nói cách khác là tầm soát tốt những dị tật có thể xảy ra trong mỗi giai đoạn tương ứng. Trong đó, các chỉ số phát triển về chiều cao và cân nặng thai nhi là đối chứng rất quan trọng để giải đáp cho các nghi ngờ.



Lợi ích khi mẹ theo dõi cân nặng và chiều dài thai nhi



Thai nhi phát triển vượt mức hay quá yếu đều ảnh hưởng rất nhiều đến chính sức khỏe của các bé:



- Thai nhi quá lớn, thừa cân: Đây không chỉ là nguyên nhân khiến ca sinh nở của mẹ trở nên khó khăn và kéo dài mà nó còn gây tổn thương đối với các cơ quan sinh sản của mẹ, chẳng hạn như gây vỡ tử cung trong lúc chuyển dạ. Thai nhi thừa cân còn dẫn đến những hệ lụy nguy hại đối với sức khỏe và thậm chí là mạng sống của các bé. Trẻ sinh ra thừa cân rất dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… và có thể tử vong. Thậm chí một số bé còn phải sống với các căn bệnh khó chữa như: tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…



- Thai nhi thấp còi, nhẹ cân: Thai nhi nhẹ cân khi lọt lòng sẽ có nguy cơ ngạt thở, thiếu oxy và thậm chí có thể chết lưu. Khi sinh ra, các bé cũng rất dễ mắc các bệnh: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Với nền tảng thể chất kém từ trong bụng, các bé nhẹ cân còn có nguy cơ giảm năng lực trí tuệ trong tương lai và có chỉ số IQ kém hơn hẳn các bé khác. Đây là kết luận được các nhà khoa học đưa ra sau khi chứng minh hàng loạt trường hợp thai nhẹ cân ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.



Cách theo dõi sự phát triển của thai nhi



Chính vì những lợi ích to lớn của việc theo dõi sự phát triển thai nhi, các bà mẹ trẻ đã bắt đầu tập cho mình một thói quen mới đó chính là theo dõi những con số. Các mẹ có thể chia thai kỳ của mình thành 3 giai đoạn: giai đoạn đầu thai kỳ từ tuần đầu tiên đến hết 12 tuần; Tuần 13 đến tuần 26 là giai đoạn giữa thai kỳ, và từ tuần 27 đến tuần 40 là giai đoạn cuối thai kỳ. Dưới đây là bảng chiều dài và trọng lượng của thai nhi ứng với mỗi tuần để các mẹ tiện theo dõi.





Lưu ý:



Tốc độ phát triển của mỗi thai nhi đều không giống nhau và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.


Trọng lượng thai nhi đo được khi siêu âm có thể chênh lệch nhỏ với kết quả thực tế.



Loại thực phẩm giàu dưỡng chất hàng đầu, ăn nhiêu cũng vào con, mẹ bầu vẫn săn gọn đẹp


Đây mới là nguyên nhân khiến mẹ 33 tuổi bị băng huyết, chết dần chết mòn bên đứa con đỏ hỏn



Bầu, em khỏe rơn, con thông minh hơn nhờ món cháo cá chép an thai tuyệt ngon của má chồng