Đưa một con người mới vào thế giới này là một trải nghiệm đầy cảm xúc nhưng thú vị của các mẹ 

Chẳng có gì xứng đáng hơn khi mẹ nghe thấy tiếng khóc đầu tiên và nhìn thấy đôi bàn tay bé nhỏ của con, nhưng quá trình vượt cạn không phải lúc nào cũng thú vị. Nếu chồng hoặc người thân vào phòng sinh cùng vợ thì có lẽ sản phụ sẽ được an ủi ít nhiều, nhưng rất có thể sẽ không làm giảm cảm giác đau đớn khi sinh con. Có hai vật dụng mẹ đi sinh cần mang theo, sẽ rất có ích đấy:

1. Lược

Một chiếc lược chải tóc thường ngày liệu có tác dụng trong phòng sinh không?

Mỗi người có một chút khác biệt, vì vậy một số thứ có thể hiệu quả với một số người chứ không phải người khác, nhưng câu trả lời là: Có thể! Giữ một chiếc lược với răng hướng ngay dưới nơi các ngón tay chạm vào lòng bàn tay có thể giúp sản phụ không bị phân tâm trong quá trình chuyển dạ, giúp giảm đau. Chiếc lược và cảm giác của nó trên bàn tay đóng vai trò là tâm điểm trong quá trình chuyển dạ và là điều mẹ cần tập trung. Chỉ cần nắm chặt lược trong lòng bàn tay, răng hướng vào lòng bàn tay. Mẹ có thể thấy rằng mẹ sẽ không cần lược cho đến khi chuyển dạ tích cực, khi các cơn co thắt của đủ mạnh đến mức không thể nói chuyện và mẹ cần toàn bộ trí não tập trung. Đây là thời điểm tốt để sử dụng lược.

hình ảnh

Có nhiều lý thuyết khác nhau về lý do tại sao điều này có thể hữu ích. Đó chỉ đơn giản là sự xao lãng khỏi cơn đau. Một lý do khác là răng lược tác động vào các huyệt đạo trên tay, có thể giúp giảm đau. Lý thuyết thứ ba được gọi là “lý thuyết kiểm soát cổng”. Nó nói rằng tâm trí của chúng ta không thể xử lý nhiều cảm giác cùng một lúc và rằng chiếc lược mang lại cho tâm trí sản phụ cảm giác khác thay vì chỉ là những cơn co thắt chuyển dạ, giúp giảm cảm giác đau khi sinh con.

hình ảnh

2. Kẹo cao su

Sau khi đã mẹ tròn con vuông, vẫn đâu đã hết vấn đề, nhất là với các bà mẹ sinh mổ thì các nguy cơ rất lớn. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Bà mẹ-Thai nhi và Trẻ sơ sinh Hoa Kỳ cho rằng, tất cả các bà mẹ mới sinh nên nhai kẹo cao su mỗi ngày - hoặc ít nhất là cho đến khi họ xì hơi. Họ phát hiện ra rằng, nhai một thanh kẹo cao su ba lần một ngày, mỗi lần 30 phút có thể giúp phục hồi chức năng bình thường của đường ruột sau khi uống thuốc.

Khoảng 1/5 phụ nữ được chẩn đoán mắc một tình trạng gọi là tắc ruột sau phẫu thuật, sau khi sinh mổ.  Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ, Vincenzo Berghella, từ Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia, cho biết tình trạng này có nghĩa là nhu động ruột bình thường của phụ nữ chậm lại hoặc ngừng hoàn toàn. Nó có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm cảm thấy buồn nôn, đau bụng và đầy hơi . Bất kỳ hình thức phẫu thuật dạ dày nào, bao gồm sinh mổ, đều có thể gây tắc ruột sau phẫu thuật  Một trong những cách bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thử và giảm bớt các triệu chứng của họ là yêu cầu họ thử ăn uống. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ cảm thấy quá yếu sau sinh mổ, gợi ý đó có thể không hấp dẫn.

hình ảnh

Kẹo cao su sẽ giải quyết các vấn đề này.

Nó có thể đánh lừa cơ thể, khiến cơ thề nghĩ rằng chúng ta đang ăn, bằng cách bắt chước quá trình này và gửi tín hiệu đến đường ruột để bắt đầu hoạt động như bình thường. Để kiểm tra lý thuyết, tiến sĩ, nhóm của Berghella đã xem xét 17 nghiên cứu khác nhau và đặt câu hỏi: "Mất bao lâu sau khi sinh mổ để một bà mẹ xì hơi?". Và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trung bình, những bà mẹ nhai kẹo cao su sau khi sinh mổ đã xì hơi sớm hơn khoảng sáu tiếng rưỡi so với những người không được cho ăn kẹo cao su; tác dụng khoảng 23 giờ sau khi sử dụng, so với 29,5 giờ đối với những người không dùng kẹo.

Các tác giả cho biết, phát hiện cho thấy nhai kẹo cao su có thể là một cách dễ dàng và rẻ tiền để giúp các bà mẹ hết khó chịu.

Ngoài ra, để giúp kiểm soát cơn đau trong khi chuyển dạ và sau sinh, các mẹ có thể tham khác các lớp học thở; thay đổi vị trí và đi lại trong khi chuyển dạ cũng có thể giúp giảm đau chuyển dạ. Có thể dùng nước ấm, bóng lăn để giảm đau. Châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp đều được chứng minh là có thể giúp mẹ vượt cạn và giảm đau sau sinh. Những phương pháp này có thể hữu ích cho giai đoạn đầu hoặc giai đoạn chuyển dạ tích cực, hoặc nếu muốn gây tê ngoài màng cứng nhưng không hiệu quả.