Khi thai được 5 tháng, rất nhiều mẹ hay thắc mắc bụng bầu 5 tháng thay đổi ra sao, giai đoạn này cần lưu ý những gì.

Bước sang tháng thứ 5 là lúc thai đã được khoảng 20 tuần tuổi. Lúc này bé có kích thước bằng một con búp bê nhỏ, hình dáng cũng tương tự. Mẹ có thể hết nghén, bớt lo lắng, cảm thấy thoải mái hơn. Tuy vậy, mẹ vẫn phải tuân thủ một số kiêng cữ quan trọng để tránh xảy ra tai biến (vì lúc này cơ thể mẹ yếu, thai tuy lớn nhưng chưa phải đã đạt mức chống chọi được các nhân tố xấu từ bên ngoài). Bụng bầu 5 tháng đã bắt đầu thấy rõ, đây là thời điểm con đã lớn và phát triển rất nhanh. Mẹ cần nắm rõ nhiều kiến thức quan trọng để giữ thai khỏe mạnh, chờ ngày “mẹ tròn con vuông”.

Khi bụng bầu được 5 tháng, cả mẹ và bé sẽ có những thay đổi gì?

Sự phát triển của thai nhi 5 tháng

Ở tuần thứ 20, thai nhi đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là con gái thì tử cung, âm đạo đã định vị và đang phát triển. Nếu là con trai thì tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu. Não đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác. Lông mày và mắt đã phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, mí mắt của trẻ vẫn còn nhắm chặt và có thể phân biệt được sáng tối. Con cũng đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập và giọng nói của mẹ.

bụng bầu 5 tháng thay đổi ra sao 1

Mang thai tháng thứ 5 thì con trong bụng sẽ trông như thế này đây

Thế thì mang thai tháng thứ 5 con nặng bao nhiêu rồi nhỉ? Cụ thể thì bước vào tuần thứ 20, trung bình con nặng tầm 300g. Chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14. Cân nặng tăng đều, có lớp mỡ trắng mỏng bao quanh bảo vệ da bé trong môi trường nước ối và giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đá nhẹ của con rồi. Nếu siêu âm đúng lúc con thức chơi, mẹ có thể quan sát thấy bé ngậm ngón tay cái, nắm dây rốn, đạp chân, nấc cục... Con đã có phản xạ nuốt tốt.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

Nếu là lần đầu tiên có con, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ trước những thay đổi “chóng mặt” của cơ thể. Mẹ có thể ra máu khi mang thai tháng thứ 5 hoặc lo lắng khi mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi vì không biết dấu hiệu nào là bình thường, dấu hiệu nào là đang gặp nguy hiểm. Vậy thì mẹ hãy tham khảo ngay 10 dấu hiệu khá điển hình dưới đây để an tâm hơn nha:

  • Tăng cân nhanh chóng, hay buồn tiểu (vì tử cung to lên chèn ép phổi, dạ dày, bàng quang), đi đứng khó khăn, thỉnh thoảng sẽ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 5
  • Bụng và ngực to hơn. Ngực có thể tiết ra sữa non.
  • Da mặt, quầng ti, âm hộ sẫm màu hơn.

bụng bầu 5 tháng thay đổi ra sao 2

Bụng bầu 5 tháng to lên thấy rõ

  • Cảm thấy đau lưng, đau sườn, nhức mỏi cơ bắp… do khớp và dây chằng giãn ra. Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 là điều sẽ thường xuyên xảy ra
  • Bị ợ chua, đầy bụng, táo bón…
  • Tăng dịch tiết âm đạo
  • Bắt đầu thèm ăn và ăn nhiều hơn trước
  • Cảm nhận được thai máy
  • Tay chân bắt đầu bị phù
  • Đãng trí
  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5, bắt đầu lộ rõ, to hơn rất nhiều so với khoảng thời gian tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ nên chú ý cẩn thận vì cơ thể sẽ bắt đầu dễ mất thăng bằng hơn lúc trước.

Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 5 tháng

Vì nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài cũng như bên trong, mẹ bầu có thể gặp một số rủi ro nhất định khi mang thai 5 tháng. Vì vậy nếu thấy có một số dấu hiệu sau, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết: 

  • Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới. Khi em bé dần lớn lên trong bụng mẹ, tử cung của người mẹ cũng sẽ có sự thay đổi về kích thước. Lúc này tử cung sẽ tác động đến đáy dạ dày, khiến mẹ cảm thấy bụng căng, đau và chướng. Bên cạnh đó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa,...
  • Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 5. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau dữ dội. tử cung co thắt, âm đạo chảy máu bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của việc mẹ bị bong nhau thai
  • Nếu mẹ bị cúm khi mang thai tháng thứ 5, cần cẩn trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể gây dị tật ở trẻ. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 10 dấu hiệu giúp chị em dễ dàng nhận biết bụng bầu 1 tuần

Những việc mẹ nên và không nên làm khi mang bụng bầu 5 tháng

Vì có quá nhiều thay đổi đối với cơ thể nên khi mang thai tháng thứ 5 phải làm thêm những việc dưới đây để thích ứng với hoàn cảnh, quan trọng nhất là đảm bảo sự phát triển cho con yêu:

Những điều mẹ nên làm khi mang thai 5 tháng

  • Mang giày dép đế thấp, thoải mái. Mặc những bộ đồ rộng rãi, chất liệu vải mềm mại. Tốt nhất là đầu tư những bộ đầm bầu thật xinh để mặc được ở nhà lẫn khi đi ra ngoài đường cho tiện.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ để phòng ngừa táo bón.
  • Uống thật nhiều nước.
  • Cố gắng tập trung vào một việc tại một thời điểm. Vì mẹ bầu giai đoạn này bị hormone ảnh hưởng nên hay quên.

bụng bầu 5 tháng thay đổi ra sao 3

Khi mang thai 5 tháng, mẹ cần chú ý một số điều

  • Đã đến lúc bố mẹ bàn nhau tìm cho con một cái tên khai sinh thật ý nghĩa và thêm một cái tên ở nhà thật dễ thương, dễ gọi, dễ nhớ.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tranh thủ đi nghỉ mát trước khi thai quá to.
  • Tập các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 5.
  • Để để tránh bị ho khi mang thai tháng thứ 5, mẹ nên tắm rửa bằng nước ấm (không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh)
  • Tập các bài tập đơn giản, đi bộ, đi bơi để chắc cơ, giãn xương cốt là việc mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 nên làm.
  • Nhiều mẹ sẽ thắc mắc mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không. Nếu sức khỏe mẹ bình thường, thai khỏe thì việc quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 với chồng là điều bình thường. Tuy nhiên quan hệ khi mang thai 5 tháng cần nhẹ nhàng, chừng mực, chọn tư thế thích hợp.
  • Mẹ bầu dùng dầu dừa, kem trị rạn có thành phần thảo dược thiên nhiên để bôi lên vùng bụng, mông, đùi… ngừa rạn da. Đắp mặt nạ trái cây để dưỡng da mặt sáng mịn, ngừa nám.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể và thai nhi, trong đó có nươc dừa. Nếu mẹ thắc mắc mang thai tháng thứ 5 có nên uống nước dừa không thì câu trả lời là có. Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, giúp mẹ tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhờ chồng massage cơ thể, đun nước ấm để ngâm chân vào ban đêm cho dễ ngủ.
  • Khám thai theo lịch đầy đủ. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu gì bất thường như: đau bụng, ra nhiều dịch và khí hư, ra máu… đều phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Những việc mẹ không nên làm

  • Kiêng làm những việc tưởng bổ béo cho thai nhưng lại đẩy con vào chỗ chết.
  • Tránh vận động mạnh, làm việc nặng, va chạm, té ngã…, có thể gây nên đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5
  • Không nên thức quá khuya, làm việc quá sức
  • Không nên tiếp xúc với các loại hóa chất
  • Không căng thẳng mệt mỏi, cố gắng giữ tinh thần luôn thoải mái
  • Không nên ăn kiêng, bỏ bữa

bụng bầu 5 tháng thay đổi ra sao 4

Mẹ cũng nên nhớ kỹ những kiêng kỵ trong giai đoạn này nhé

  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt cũng như các món quá mặn, nhiều dầu mỡ.
  • Vài người sẽ thắc mắc mang thai tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân. Theo chuyên gia cần cân đối để suốt thai kỳ chỉ tăng từ 10-12 ký là ổn, chú ý không nên tăng cân quá nhanh và nhiều,

Hy vọng kiến thức này sẽ giúp ích thật nhiều cho các mẹ để việc mang thai và sinh con là một hành trình hạnh phúc. Có khá nhiều thứ hệ trọng mà khi bụng bầu được 5 tháng mẹ bắt đầu phải chú ý. Điều này sẽ giúp cả 2 mẹ con luôn khỏe nên chị em hãy cố gắng nhé.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://www.healthline.com/health/pregnancy/5-months-pregnant#baby-bump

https://www.parents.com/pregnancy/week-by-week/your-pregnancy-to-do-list/

Xem thêm bài viết liên quan:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 4 tháng: 6 món nên ăn, 6 món tránh

Bụng bầu 4 tháng thai nhi phát triển ra sao, mẹ cần lưu ý gì?

2 âm thanh thai nhi 'kêu cứu' trong bụng bầu, mẹ cần phát hiện sớm