Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn thường hay gọi giai đoạn 45 - 59 tuổi là "ngưỡng sinh tử", bởi đây là thời điểm cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự lão hóa, đồng thời chức năng của các cơ quan trong cơ thể dần bị suy giảm. Và nếu thấy xuất hiện 5 dấu hiệu dưới đây, rất có thể, cơ thể bạn đang "báo động đỏ".

Sức khỏe và tuổi thọ luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mọi người đều hy vọng rằng họ có thể sống lâu hơn để tận hưởng cuộc sống này. Nhưng con người không thể tránh khỏi quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử, theo thời gian chức năng thể chất sẽ suy giảm và lão hoá sẽ tới nhanh, đặc biệt là khi con người bước vào "giai đoạn nguy hiểm của cuộc đời", đó là từ 45 đến 59 tuổi.

hình ảnh

Theo như tìm hiểu, vòng đời của mỗi người sẽ bao gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn năng động từ 1 đến 35 tuổi, đây là lúc các cơ quan trong cơ thể đang dần phát triển và hoàn thiện, nhìn chung bạn sẽ khỏe mạnh hơn.

- Độ tuổi từ 36 đến 44 là giai đoạn suy giảm, chức năng của một số cơ quan trong cơ thể suy giảm và một số bệnh tật bắt đầu xuất hiện.

- Giai đoạn có nguy cơ "ra đi" đột ngột là từ 45 đến 59 tuổi. Độ tuổi này là giai đoạn có tỷ lệ mắc nhiều bệnh cao, trong đó có một số bệnh nguy hiểm đến tính mạng như bệnh tim mạch vành, K, đột quỵ, v.v.

Theo đó, khi con người đến tuổi trung niên, sức khỏe bắt đầu suy giảm dần. Hơn nữa, những người trung niên thường phải chịu những áp lực lớn trong cuộc sống như nuôi người già, giáo dục con cái, mục tiêu công việc,… Áp lực tinh thần rất lớn khiến sức khỏe của họ bị suy giảm trong thời gian dài, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên bệnh tật dễ dàng phát sinh.

Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, các chuyên gia đã tổng hợp 5 dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe mà mọi người cần cảnh giác vào độ tuổi trung niên:

1. Huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch

Theo các thống kê, nhóm tuổi từ 45 đến 59 được xem là giai đoạn dễ xuất hiện các vấn đề về huyết áp và tim mạch. Cụ thể, khi cơ thể bắt đầu già đi, các mạch máu sẽ kém linh hoạt hơn và điều này gây áp lực lên hệ thống vận chuyển máu trong cơ thể. Đây là lý do có thể giải thích tại sao vào độ tuổi này thì tình trạng tăng huyết áp lại tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, sự tích tụ mảng bám trong động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Các mảng bám này bắt đầu tích tụ từ thời thơ ấu và trở nên tồi tệ hơn khi bạn già đi.

Nếu gặp bất kì các vấn đề nào về huyết áp và tim mạch, mọi người nên tìm cách điều trị y tế và dùng thuốc kịp thời, cũng như thay đổi lối sống của mình, thường xuyên tập thể dục, ngừng hút thuốc, hạn chế căng thẳng và ăn uống lành mạnh.

2. Thường xuyên hết hơi

hình ảnh

Theo như tìm hiểu, quan suy thoái sớm nhất trong cơ thể con người là phổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dung tích phổi sẽ giảm dần từ tuổi 20. Nếu không chú ý tập thể dục, một số người sẽ bị hụt hơi ở tuổi 40 chỉ sau khi leo vài bậc cầu thang.

Trong cuộc sống hàng ngày, ô nhiễm không khí, hút thuốc... sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của phổi. Vì vậy, chúng ta nên chú ý tập thể dục và kết hợp các bài tập aerobic như chạy bộ, cử tạ...

3. Táo bón thường xuyên

Khi chúng ta già đi, nhu động ruột bắt đầu chậm lại và độ đàn hồi của thành ruột trở nên kém đàn hồi, khiến tình trạng táo bón dễ xảy ra hơn ở giai đoạn 45 đến 59 tuổi.

Khi phân tồn đọng lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có K đường ruột. Vì thế, nếu gặp tình trạng táo bón kéo dài, bạn cần tăng cường ăn chất xơ như ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, uống nhiều nước và tập thể dục nhiều hơn.

4. Đau lưng

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cơ và xương ở tuổi trung niên đang trong thời kỳ suy giảm. Ví dụ, cơ bắt đầu teo, độ đàn hồi giảm, mật độ xương giảm, v.v. Vì vậy, nhiều người trung niên sẽ gặp các vấn đề về xương khớp ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn như đau lưng, thoái hóa các mô cột sống, hoặc các gai xương đốt sống...

5. Bệnh tật liên miên

Khi tuổi tác càng cao, khả năng miễn dịch của cơ thể càng suy giảm, bệnh tật sẽ dễ dàng có cơ hội xâm chiếm cơ thể con người. Những bệnh nhẹ như cảm lạnh thường xuyên, mệt mỏi, khó chịu đều là biểu hiện của khả năng miễn dịch suy giảm.

3 thói quen tốt giúp bạn duy trì sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ ở độ tuổi 45 đến 59:

Ăn nhiều rau xanh: Việc chủ động ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp bổ sung đủ hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn ăn đủ lượng rau xanh hàng ngày thì cơ thể sẽ trao đổi chất tốt hơn, từ đó cũng giúp kéo dài tuổi thọ rất hiệu quả.

hình ảnh

Đi bộ ít nhất 7 giờ/ tuần: Bạn có biết rằng, nếu chăm đi bộ thì tim, phổi sẽ làm việc hiệu quả, từ đó làm trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể. Chỉ cần dành ra vài phút đi bộ vào mỗi sáng và mỗi tối là bạn đã giúp kéo dài tuổi thọ của mình hơn rồi đấy.

Trò chuyện nhiều hơn với mọi người: Trò chuyện tưởng chừng là một việc rất đơn giản, nhưng thực chất nó lại là bài tập rèn luyện thể lực và trí lực. Bạn sẽ phải luyện phản ứng nhanh bằng kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ. Đồng thời, trò chuyện nhiều hơn với mọi người sẽ giúp xua tan lo lắng, buồn chán và giúp bạn có tâm trạng tốt hơn.