Không kiểm tra hình ảnh sản phẩm được chụp


Tình trạng chung của các trang bán hàng là thường lấy hình của shop khác về và gắn lên shop mình, hoặc hình được chụp đã chỉnh sửa quá mức không còn giống với thực tế. Không phải lúc nào bạn cũng có thể yêu cầu người bán chụp ảnh thực tế sản phẩm để gửi cho bạn được. Nhưng nếu cảm thấy hình ảnh sản phẩm họ bán quá đại trà nhan nhản khắp trên mạng, hãy cẩn thận và yêu cầu nhân viên bán hàng chụp ảnh thực tế rồi gửi qua Viber/Zalo..cho bạn xem. Những hình ảnh đó sẽ giúp bạn đánh giá về màu sắc thực tế của sản phẩm. Đừng để chủ quan rồi khi nhận hàng thật lại trái ngược hoàn toàn với thực tế.



2. Không kiểm tra lại sản phẩm trước khi nhận hàng


Dù đã nhận hàng nhưng đôi khi vì quen biết hoặc chủ quan bạn không chịu kiểm tra lại sản phẩm ngay, mà để đến khi giao hàng xong muốn nói cũng không kịp, nhất là lỡ gặp 1 số shop bán hàng không cần khách, không uy tín thì chỉ mất tiền mà không thay đổi được gì.


Chưa kể khi mua đồ điện tử, công nghệ đã hay chưa qua sử dụng mà không test kĩ, rất có nguy cơ cao gặp phải hàng đểu, kém chất lượng xài vài ngày là hư


Có trường hợp như thế này:


Chị Thảo, quận Bình Thạnh muốn tặng bố chiếc điện thoại Nokia 1200. Lướt vài trang web bán hàng qua mạng, chị thấy giá rẻ bất ngờ với 250.000 đồng, trong khi các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn bán tới 450.000 đồng. Hình ảnh đăng tải khá đẹp và giống điện thoại mà chị từng biết nên nhấp vào nút “mua hàng” ở một trang bán voucher giảm giá.


Khi nhận hàng, sản phẩm không đẹp như trong hình, điện thoại thô và dày hơn so với những phiên bản chính hãng, mang thắc mắc này hỏi nhân viên bán hàng, chị nhận được câu trả lời "đây là hàng xách tay nên có giá rẻ như vậy. Nhìn không đẹp nhưng rất bền".


Tuy nhiên, khi bố chị dùng mới phát hiện pin điện thoại là loại rởm, chạy một ngày hết sạch pin, chứ không bền, ít hao tốn năng lượng như hàng chính hãng. "Tới khi bố báo với tôi thì thời hạn bảo hành một tháng đã hết, không mang đổi được", chị bức xúc.




3. Mua hàng ở shop không có thông tin rõ ràng


Đôi khi vì lóa mắt trước sản phẩm đẹp hoặc chủ quan với kinh nghiệm mua sắm của mình, các chị dễ bỏ qua thông tin về shop bán hàng mà chỉ lo cung cấp thông tin của mình cho người bán. 1 số shop bán hàng gian dối sẽ không ghi rõ địa chỉ cụ thể bán hàng, chỉ để số điện thoại và việc trao đổi hàng chỉ diễn ra qua mạng, chị em có nguy cơ bị lừa rất cao. Mà đa phần chị em chỉ quan tâm hàng đẹp, ưng mắt hay không rồi chỉ đưa địa chỉ cho người ta giao hàng tới, ít khi quan tâm shop ở đâu có đến mua được không.



4. Mua hàng sale nhưng không để ý date sử dụng


Tâm lí chị em mình thường thích hàng giảm giá, chưa cần biết đến hàng có chất lượng hay không, chỉ cần hình ảnh đẹp, giá tốt sẽ sẵn sàng mua. Đôi khi bạn sẽ nhận được hàng bị lỗi, không vừa size (nếu là quần áo free size) hoặc là mỹ phẩm cận date, nhưng không thể đổi đượ, lúc đó chỉ biết chấp nhận và không thể làm gì hơn.



5.Không lưu giữ giấy tờ khi mua hàng


Hầu như đây là thói quen chung của những ai mua hàng online, để tránh các rủi ro sau khi mua hàng và nhận hàng, bạn nên lưu lại giấy tờ, thông tin trao đổi mua bán để lỡ có vấn đề phát sinh thì có thể kiện được.




Một số lời khuyên khi mua hàng qua mạng:


1. Xác nhận thông tin sản phẩm:
- Kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm theo các thông số mô tả.
- Tốt nhất bạn nên vào website của hãng sản xuất để xác định ký hiệu, ảnh, thông số liên quan đến sản phẩm. Lấy mã hoặc tên Sản phẩm tìm kiếm thêm thông tin trên Gooogle.com để xác định giá cả của món hàng
- Kiểm tra những đặc điểm về hàng hóa như kích cỡ, màu sắc, phụ kiện đi kèm sản phẩm.


2. Chắc chắn đã hiểu rõ toàn bộ thông tin trước khi mua hàng:
- Nếu có vấn đề nào chưa rõ, người mua cần liên lạc với người bán để hỏi rõ mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm và mua hàng như: Hàng mới hay cũ, thời hạn chuyển tiền, thời gian chuyển hàng, thời gian hàng đến.


3. Xác nhận tổng số tiền phải trả:
- Hầu hết các thông tin về giá cả hàng hóa trên các trang rao vặt đều chưa bao gồm tiền vận chuyển, do vậy khi mua hàng cần phải làm rõ toàn bộ số tiền phải trả.


4. Xác nhận các điều kiện bảo hành hoặc trả lại hàng::
- Nên xác nhận chính xác các điều kiện đổi, trả lại khi hàng hóa có lỗi. Đặt khi hủy đơn đặt hàng có mất phí không? Phí tốn bao nhiêu? Thời hạn cho phép đổi, trả?


5. Xác nhận phương thức thanh toán:
Ở Việt Nam có 4 hình thức thanh toán chủ yếu đó là nhận hàng và trả bằng tiện mặt, chuyển khoản qua ngân hàng rồi nhận hàng, nhận hàng rồi trừ vào thẻ tín dụng hoặc thanh toán qua các công cụ thanh toán trực tuyến trung gian.


6. In lưu lại màn hình xác nhận cuối cùng khi đặt hàng và hóa đơn mua hàng:
Lưu lại màn hình cuối của món hàng và hóa đơn mua hàng phát sinh để tránh những tranh chấp phát sinh sau này.
7. Xem xét kỹ khi nhận sản phẩm gửi đến:
Khi nhận hàng bạn nên kiểm tra kỹ, sản phẩm có còn nguyên trong hộp hay không, có đúng mô tả, sản phẩm có bị chày xước không, hàng còn chạy tốt, phiếu bảo hành và hóa đơn đi kèm? Nếu có gì thì thông báo ngay với chủ shop bởi thời gian để khiếu nại và trả lại hàng thường rất ngắn.
8. Giữ lại hóa đơn mua hàng:
Bạn nên bảo quản hóa đơn sau khi mua hàng. Trong trường hợp hàng có vấn đề, đây là căn cứ để hoàn trả, bảo hành khi hàng có vấn đề.
9. Nên chọn các website bán hàng uy tín
Tổng hợp