Mỗi lần lên  với vùng cao công tác, thường sẽ được thưởng thức các món ăn của đồng bào người Thái, Mường... cá suối chiên , sâu Cọ, Pịa, măng bói xào...thường chấm với muối hạt dổi và mắc khén( hạt Xẻn).

Mỗi khi được nếm hạt Mèn mén, hạt Mắc khén ( có nơi gọi hạt Xẻn), hạt dổi rừng...mùi vị rất lạ , kết hợp với các món ăn dân tộc như : cá nướng , thịt nướng , trâu khô...với tiêu chí Thơm ngon bổ rẻ...

hình ảnh

Hạt Mắc Khén gọi theo tiếng Thái ( hay hạt Xẻn) là gia vị được coi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc, bởi mùi thơm không thể lẫn với bất cứ loại gia vị nào khác. Nếu Hạt Tiêu chỉ hơi thơm thơm thì Mắc Khén lại có mùi thơm nồng nàn của núi rừng! Nhưng lại không cay như ớt, mà Mắc Khén tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm thử! Dùng Mắc Khén để tẩm ướp để nướng cá, nướng thịt, hoặc pha đồ chấm mà có Mắc Khén thì mùi vị độc đáo, thơm ngon & hấp dẫn vô cùng

Còn hạt Dổi, cùng với hạt Mắc Khén là 1 trong 2 loại gia vị độc của ẩm thực Tây Bắc hùng vỹ ! Hạt Dổi có mùi thơm đặc trưng, nói thật là khó tả lắm. Xưa nay đồng bào Thái, Mường, Tày... ở Tây Bắc sử dụng hạt Dổi làm gia vị chấm, và gia vị ướp các món ăn cổ truyền như thịt Bò/Trâu/Lợn khô, hoặc các món như Lạp Xưởng! Ngoài ra có khá nhiều món cực kì hợp với Hạt Dổi ...

hình ảnh

Hạt Dổi khi phơi khô đã có mùi thơm quyến rũ rồi, nhưng phải nướng lên (không được Rang), nướng trên than hồng nhanh tay, hạt Dổi Rừng xịn sẽ nở căng ra, tinh dầu bên trong tỏa ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt! Rồi mới đem giã nhỏ ra để sử dụng. Ở dưới xuôi có thể lấy hạt Dổi , xẻn cho vào bát con và dùng giấy đốt cháy...sau đó thổi sạch muội than đi . Dã nhỏ nhớ ăn cả vỏ mới thơm nhé ...

  

hình ảnh

  Có một điều lạ trước khi mang cây Gấc về trông ở đây, bà con hầu như ít trồng và ko ăn Gấc thường xuyên. Họ chỉ dùng nấu xôi vào mỗi dịp Tết. Tuy nhiên gần đây sản phẩm  tương Gấc của Moocos mang thương hiệu Gavi đã có mặt trên đây. Dùng chấm với thịt Trâu gác bếp rất ngon .

Xin mời các bạn thưởng thức nhé !