Cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn mà giờ đây dịch bệnh khiến cho mọi chuyện ngày càng xấu đi, nhất là đối với dân nghèo.

Đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều nước ngày nay quyết định thắt chặt phát triển kinh tế để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, khiến cho công việc làm ăn của rất nhiều người bị ảnh hưởng. Đặc biệt là các biện pháp phong tỏa, cách ly càng làm cho dân nghèo khốn cùng. Không chỉ Việt Nam ta mà nhiều nơi ở châu Á như Trung Quốc, Philippines… cũng chứng kiến cảnh khổ cực của người dân trong mùa dịch.

hình ảnh

Thành phố cho người vô gia cư ở khách sạn 5 sao tránh dịch: Nhân đạo và giảm áp lực cho y tế

Ví dụ như một gia đình họ Tang nọ ở Hong Kong. Người trụ cột gia đình - chồng của cô Tang Yi Han là một công nhân xây dựng. Trong đại dịch, chồng cô chỉ làm việc một vài ngày mỗi tuần, thu nhập chỉ từ 500 đến 600 đô la (11 - 14 triệu đồng) một tháng, rất thấp so với mức sống đắt đỏ nơi đây. Hợp đồng thuê nhà theo tháng của họ tại một khu dân cư không sạch sẽ là khoảng 900 đô la (21 triệu đồng).

hình ảnh

Gia đình Tang chen chúc trong căn hộ chật chội. Ảnh: WP.

Charles Tang, con trai lớn của họ, đã học ngành y tại Quảng Châu, Trung Quốc, thì phải quay trở lại nhà vì các khóa học giờ được thực hiện trực tuyến do hậu quả của virus. Các lớp mẫu giáo đã bị đóng cửa kể từ tháng 1, khiến cho cậu con trai 6 tuổi của họ tên Justin phải ở nhà.

Internet tại nhà không thể hỗ trợ tất cả các thành viên học online cùng một lúc. Không thể đủ khả năng mua khẩu trang, gia đình Tang đã ở trong nhà của họ trong bốn tuần kể từ khi virus lây nhiễm đến nơi họ sống. Cậu bé Justin rất năng động và hay đùa nghịch, nhưng ngôi nhà nhỏ rộng 10m2 của họ thì không thể giúp cậu bé có không gian.

“Chúng tôi có nhiều khó khăn chồng chất từ năm ngoái”, Tang nói. “Bây giờ, chủ nhà muốn đuổi chúng tôi đi vì trả tiền thuê nhà muộn. Chúng tôi không thể sống nổi nếu không có giúp đỡ”.

Bà Pang Shuk-chun 87 tuổi thì sống 1 mình trong khu nhà ở xã hội, do không muốn làm phiền con và đã ly dị chồng. Bà đã sống qua Thế chiến II và lần bùng phát dịch SARS năm 2003, nên ban đầu không quá sợ hãi khi rời khỏi nhà mà không đeo khẩu trang. Một người qua đường đã khuyên bà đeo khẩu trang vì tuổi bà rất dễ bị đe dọa bởi virus.

hình ảnh

Ảnh: WP.

Tuy nhiên, khi đó thì những người khác đã mua sạch khẩu trang ở cửa hàng, hiệu thuốc. Bà Pang lớn tuổi thì cũng không biết cách lên mạng để mua và nhà bà cũng chẳng có Internet. Bà nói: “Tôi không thể xếp hàng để mua khẩu trang vì chân tôi bị đau nhức. Tôi e rằng sẽ có sự cố xảy ra nếu tôi đứng xếp hàng quá lâu.”

Bà Pang sống nhờ vào đồ quyên góp của hàng xóm và nhân viên xã hội. Vì thực phẩm khan hiếm, bà phải sống suốt nhiều bằng 1 bịch gạo mua từ trước khi nạn vơ vét hàng hóa xảy ra. 2-3 tuần mới được ăn rau xanh một lần. Mỗi lần ra đường, bà phải tái sử dụng khẩu trang dù trái với lời khuyên của chuyên gia y tế. Bà Pang nói mình không có tiền để mua nước tay và trầm ngâm: “Không biết khi nào chuyện này sẽ kết thúc”.

Còn ở Philippines, ông Cirilo "Liloy" Natorena, 56 tuổi, thì mất công việc tài xế sau lệnh phong tỏa ở thủ đô Manila. Các con ông làm nhân viên ở trung tâm thương mại cũng mất việc. Gia đình 15 người của họ sống chen chúc trong căn nhà ở làng ven biển. Quan chức trong làng chỉ cho họ được gần 1 kg gạo, vài túi mì, lon cá hợp và 2 khẩu trang.

hình ảnh

Ảnh: WP.

Lúc trước, ông Natorena kiếm được chưa tới 470 ngàn đồng mỗi ngày, vẫn đủ ăn cho gia đình, còn giờ thì không biết mọi người sẽ phải ăn gì để sống.

Cô gái 18 tuổi làm nghề bán thuốc lá dạo Jamaica Rivera thì bày tỏ: "Ở đây chúng tôi đều giống nhau. Có vài người nói chắc chắn chúng tôi sẽ không chết vì Covid-19, nhưng chúng tôi đang chết dần vì đói".

hình ảnh

Cô Jamaica không thể đưa con đi chữa ho vì trung tâm y tế ở Philippines đóng cửa. Ảnh: WP.

Ngoài Việt Nam, nhiều nước châu Á như Malaysia và Thái Lan cũng sẽ bị sụt giảm doanh thu từ du lịch, sản xuất và xuất khẩu. Các chuyên gia tài chính dự báo rằng 24 triệu người ở châu Á sẽ không thoát nổi nghèo và 11 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo đói với thu nhập dưới 5,5 đô (130k đồng) / ngày.

hình ảnh

Người nghèo ở Philippines. Ảnh: WP.

Trước đại dịch, người ta từng ước tính 35 triệu người sẽ thoát nghèo tại châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2020, nhưng nay tình hình đã thay đổi. Thương lắm những người nghèo!

Nguồn dịch: bengalishayari, CNN