Ngay cả ở những nơi gần như biệt lập với thế giới, không xuất hiện ca nhiễm Covid-19 thì cuộc sống vẫn có xáo trộn đấy ạ.

Một hòn đảo nhiệt đới không có virus corona nép mình ở phía bắc Thái Bình Dương như Palau có vẻ là nơi hoàn hảo để vượt qua đại dịch, nhưng cư dân ở Palau nói rằng cuộc sống hiện tại khác xa với sự bình yên trước đây.

hình ảnh

Người dân Palau vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: Pacific, Business insider

Cách ly trong nhà quá lâu, 1 người chịu không nổi liều hóa trang thành bụi cây trốn ra đường

Quốc đảo có dân số 18.000 người này là một trong số ít nơi trên Trái đất vẫn chưa có báo cáo nào về ca nhiễm COVID-19 trong khi số liệu nhiễm bệnh gia tăng hàng ngày ở nơi khác. Các nơi khác tương tự bao gồm Samoa, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên và các căn cứ trên lục địa băng giá ở Nam Cực.

Palau được bao quanh bởi Thái Bình Dương rộng lớn, đóng vai trò là “hàng rào” chống lại virus. Cùng với các hạn chế đi lại nghiêm ngặt, điều này dường như đã ngăn chặn sự lây nhiễm tại một số quốc gia bao gồm Tonga, Quần đảo Solomons, Quần đảo Marshall và Micronesia.

hình ảnh

Đảo Palau. Ảnh: Shutterstock.

Nhưng sự xa xôi trắc trở không phải điều hoàn toàn ngăn chặn được căn bệnh mới. Quần đảo Bắc Mariana đã xác nhận các ca lây nhiễm đầu tiên vào cuối tuần qua, sau đó là một cái chết bị nghi ngờ vào thứ Hai.

Klamiokl Tulop, một nghệ sĩ 28 tuổi và một bà mẹ độc thân, hy vọng Palau có thể tránh được số phận của Vũ Hán, New York hoặc Madrid - các nơi có hệ thống y tế tốt hơn đã bị dịch bệnh áp đảo. Nhưng cô ấy cho biết cảm giác sợ hãi nơi đây ngày càng tăng, một nỗi sợ rằng virus đang đến hoặc có thể đã ở trên đảo mà không bị phát hiện.

Nỗi sợ ở Palau được chứng minh khi có ​​một người bị cách ly trong tuần này khi các nhà chức trách đang chờ kết quả xét nghiệm.

Tại bốn cơ sở nghiên cứu của Úc ở Nam Cực xa xôi, khoảng 90 người đã buộc phải ở lại lục địa duy nhất không có virus. Nhưng họ không cần phải cách ly xã hội, có thể dùng một bữa ăn tối lớn cùng nhau, quán bar nơi đây vẫn mở, phòng gym cũng thế. Các căn cứ hiện đã bị cô lập cho đến tháng 11, vì vậy nhóm này vẫn an toàn, nhưng tâm trí của những người thám hiểm luôn hướng về những người thân của họ ở quê nhà đang chống chọi với virus.

hình ảnh

Những nhà nghiên cứu ở Nam Cực. Ảnh: Business Insider.

Bắc Triều Tiên thì mô tả các biện pháp khẩn cấp của họ đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19, bất chấp dịch bệnh hoành hành ở nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng phương tiện truyền thông của nước này cũng có những hình ảnh người Bắc Triều Tiên được trao khẩu trang, khiến có người hoài nghi họ không nói ra toàn bộ sự thật.

Mặc dù Palau không có trường hợp nào được xác nhận, nhưng nơi đây vẫn lo ngại thay đổi xã hội và tê liệt kinh tế trên thế giới ảnh hưởng tới họ. Người nơi đây ồ ạt mua hàng trong siêu thị vì hoảng loạn và thiếu hụt nước rửa tay, khẩu trang và cồn.

Các hòn đảo phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa được vận chuyển từ nơi khác, có nghĩa là nguồn cung có thể nhanh chóng cạn kiệt.

Cư dân Palau đã thực hành việc cách ly xã hội. Các bác sĩ đang chờ bộ dụng cụ xét nghiệm nhập đến từ Đài Loan. Chính phủ đang xây dựng năm phòng cách ly có thể chứa 14 bệnh nhân.

“Tôi muốn lạc quan rằng chúng tôi sẽ không bị nhiễm virus”, Tulop nói. “Tuy nhiên, Palau chắc chắn sẽ bị dịch bệnh ‘rờ’ tới. Chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào du lịch và hầu hết chúng tôi cần đi xa.”

Công việc của cư dân có tên Rondy Ronny là tổ chức các sự kiện du lịch lớn, nhưng công việc này của anh nay gặp khó khăn. “Tôi có các khoản vay và hóa đơn đến hạn thanh toán. Tôi hy vọng chính phủ sẽ làm gì đó với nền kinh tế của chúng tôi để giúp nó phục hồi.”

Ngay cả ở những nơi xa xôi nhất trên thế giới, tác động của đại dịch toàn cầu thực sự vẫn có sức ảnh hưởng. Có vẻ như không nơi nào là đảm bảo an toàn.

Nguồn dịch: dailynews