Cha mẹ cãi nhau con cái không chỉ buồn mà còn gặp phải vấn đề về tâm lý, trí thông minh không có cơ hội phát triển do bị áp lực gia đình đè nén.

Trong năm đầu tiên đứa trẻ chào đời, số lượng các cặp vợ chồng cãi nhau trong nhiều gia đình đã tăng lên rất nhiều. Việc có thêm một đứa trẻ khiến vợ chồng trở nên bận rộn, mệt mỏi, cuộc sống đảo lộn và thiếu sự kiên nhẫn dành cho nhau.

Các mẹ sau sinh thường than rằng rất mệt mỏi với chồng, suốt ngày chỉ đi làm về rồi ngủ, không phụ chăm con, đêm con thì khóc mà chồng thì ngáy khò khò. Thậm chí không có thời gian ở cạnh nhau, dần dần tình cảm vợ chồng nguội lạnh, đôi khi nghĩ “thà không có chồng còn hơn”.

Nhưng cha mẹ biết không nếu cha mẹ bất hòa trẻ sẽ khó phát triển trí thông minh, cuộc sống con còn quá nhỏ để chịu đựng những tâm trạng nặng nề của người lớn. Hãy cho con một gia đình vui vẻ, hạnh phúc!

Di sản lớn nhất cha mẹ để lại cho con là vợ chồng yêu thương nhau

Có con rồi bỗng có thêm nhiều tranh cãi

Nhiều người nói rằng đứa trẻ là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi của cha mẹ. Có thể đúng một phần khi mà có con rồi, người vợ dễ dàng cảm thấy mệt mỏi, bất công và cô đơn.

hình ảnh

Cha mẹ thường cãi nhau nhiều hơn khi có sự xuất hiện của những đứa trẻ hay do chồng vô tâm?. Ảnh: Internet

Trong khi người chồng vẫn tiếp tục đi làm, sinh hoạt như trước, vợ phải đầu tắt mặt tối chăm con, làm việc nhà, bỏ lỡ cơ hội thăng tiến ở công ty. Đã vậy còn không có được sự chia sẻ từ người chồng khiến tâm trạng thêm tồi tệ, chỉ một chút việc nhỏ cũng dễ cáu gắt, cãi nhau với chồng.

Lý do vợ chồng cãi nhau còn do một điều đáng sợ hơn đó là trầm cảm sau sinh. Do thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo sợ, nhạy cảm. Lúc này nếu hai vợ chồng vẫn tiếp tục cãi nhau có thể dẫn đến những hành động tiêu cực như tự làm hại bản thân và hại con.

Đứa trẻ sơ sinh có cha mẹ hay cãi nhau không được chăm sóc, quan tâm đầy đủ, còn phải gánh chịu áp lực tâm lý, trẻ lớn lên dễ nhút nhát, chậm phát triển trí tuệ.

Một cách để cải thiện chỉ số IQ của trẻ là duy trì sự hòa thuận trong gia đình, gia đình êm ấm sẽ mang lại cho bé cảm giác an toàn và để bé lớn lên khỏe mạnh, có nhiều tiền đề tốt cho sự phát triển trí thông minh.

Cha mẹ cãi nhau gây áp lực, não con “hao mòn” theo thời gian

Việc cha mẹ có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, IQ của những đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình tồi tệ trung bình thấp hơn 8 điểm so với những đứa trẻ bình thường.

hình ảnh

Những đứa trẻ này lớn lên dễ cáu gắt, khó làm chủ cảm xúc, mất tập trung, hay lo lắng và sức khỏe kém. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng hay căng thẳng khi cha mẹ cãi nhau dễ bị tăng huyết áp, tim đập nhanh, đây là phản ứng của não khi gặp áp lực.

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, suy giảm trí nhớ. Gia đình luôn hiện diện sự tức giận, tranh cãi sẽ khiến trẻ trở nên nhạy cảm, thậm chí trầm cảm. Còn những đứa trẻ có gia đình hạnh phúc thường có “kháng thể” để chống lại căng thẳng bằng sự vui vẻ, lạc quan.

Từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn não bộ phát triển nhanh chóng và trạng thái cảm xúc của trẻ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của não bộ. Đối với trẻ sơ sinh, cảm giác an toàn được cha mẹ mang đến rất quan trọng. Điều này quyết định đến cả chất lượng giấc ngủ, một khi bé thiếu ngủ não bộ sẽ chậm phát triển.

Thực tế ngay cả những cặp vợ chồng hòa thuận vẫn có lúc cãi nhau vì những ý kiến bất đồng. Quan trọng là sau đó sẽ hiểu nhau hơn, yêu nhau hơn và luôn biết cách chia sẻ cuộc sống cùng nhau. Cha mẹ nên nhớ rằng cha mẹ yêu thương nhau trẻ sẽ thông minh hơn khi được bình yên, an toàn phát triển.

Theo baobuzz