Nhà có một đứa con hiếu động sẽ khiến mẹ vất vả nhiều đấy. Vậy trẻ hiếu động quá phải làm sao? Sẽ không quá khó nếu mẹ biết những mẹo sau để đối phó.

Mỗi đứa trẻ là duy nhất, cha mẹ đừng tự thắc mắc tại sao con nhà người ta trầm tính trong khi con mình lại quá hiếu động. Nuôi dạy trẻ hiếu động đôi khi có thể hơi khó khăn và quá sức nhưng không có gì là không thể. Vậy trẻ hiếu động quá phải làm sao? Tất cả những gì mẹ cần là sự kiên nhẫn. Cách nuôi dạy con của mẹ cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến trẻ hiếu động. Nhìn ra vấn đề sẽ giúp mẹ dễ dàng tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Đứa trẻ hiếu động luôn tràn đầy năng lượng, thiếu tập trung, không thể ngồi yên một chỗ quá lâu. Đứa trẻ hiếu động gặp khó khăn trong việc lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc chỉ dẫn. Trẻ có xu hướng đạt kết quả kém ở trường và gặp các vấn đề về hành vi.

Con cãi cha mẹ đừng vội kết án con hư, biết đưa ra chính kiến là biểu hiện của đứa trẻ thông minh

Điều gì gây ra sự hiếu động ở trẻ?

hình ảnh

Ảnh minh họa: Internet

Hiếu động ở trẻ được gây ra khi có sự mất cân bằng trong việc sản xuất hai chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và dopamine trong não. Hiếu động chủ yếu bắt nguồn từ rối loạn thiếu tập trung và hầu hết các trường hợp hiếu động có liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Môi trường sống và gia đình cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự hiếu động của trẻ:

  • Nuôi dạy con độc đoán: Cha mẹ quá nghiêm khắc, thích kiểm soát mọi hành vi của trẻ. Cách dạy con này làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng và gây mất tập trung dẫn đến kết quả kém và hiếu động trong lớp học.
  • Cha mẹ bỏ mặc con cái: Cha mẹ thiếu quan tâm, không đáp ứng nhu cầu của con cái khiến trẻ không cảm thấy tin tưởng cha mẹ khi gặp rắc rối hoặc khó khăn. Thiếu sự chăm sóc của cha mẹ khiến đứa trẻ liều lĩnh, hiếu động, hành động không suy nghĩ hậu quả.
  • Quyết định mọi thứ thay con: Trẻ em cần sự tự do và tự chủ mức độ nhất định. Cha mẹ quyết định mọi thứ khiến trẻ mất sự tự do, cảm thấy thất vọng, trở nên khó chịu và hiếu động.

Mẹo giúp mẹ đối phó với đứa trẻ hiếu động

Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ đối phó và kiểm soát sự hiếu động của trẻ. Không quá khó, chỉ cần mẹ kiên nhẫn nhé!.

1. Đưa con đi dạo

Đi bộ bộ là một cách để trẻ hóa tâm hồn. Ngoài những lợi ích sức khỏe như cải thiện tim mạch, duy trì cân nặng, vóc dáng còn giúp trẻ tăng cường sự tập trung, giúp tâm trí được thoải mái.

2. Làm việc nhà

Nghe có vẻ nhàm chán nhưng sẽ trở thành hoạt động thú vị, vui vẻ nếu được thực hiện cùng nhau. Mẹ hãy chia sẻ những việc nhỏ cho trẻ như làm vườn, dọn dẹp nhà bếp hoặc bất kỳ việc vặt nào trong nhà. Làm việc nhà giúp trẻ phát triển ý thức tự lập, sống có trách nhiệm và tự tin hơn.

3. Đọc sách

Chọn một cuốn sách thú vị đọc cho con nghe hoặc để trẻ đọc sẽ giúp thúc đẩy việc học, tăng cường trí nhớ và cải thiện trí thông minh.

4. Trò chuyện với con

Hãy cho phép con chia sẻ về cảm xúc và cảm giác mỗi ngày để con cảm thấy được tự do trong việc chia sẻ suy nghĩ với cha mẹ.  

5. Không bao giờ bỏ mặc con

Sự hiếu động bắt nguồn từ việc thiếu sự quan tâm của mẹ. Vì vậy nếu hỏi trẻ hiếu động phải làm sao, việc cha mẹ cần nhớ là đừng để con một mình mỗi ngày. Hãy tham gia vào việc học, hoạt động của con và khen ngợi khi con làm việc gì đó tốt hoặc hiệu quả. Điều đó giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh, có cảm giác an toàn và yên tâm về những nỗ lực của mình. Sự hiếu động theo đó cũng biến mất.

6. Cho con cơ hội thứ hai

Cha mẹ hãy khích lệ, cho con cơ hội thứ hai nếu con phạm sai và đạt kết quả kém trong học tập.

Tổng hợp: parenting, verywellfamily, momjunction