8 lời khuyên của chuyên gia khi chăm sóc và nuôi dạy con sẽ là hành trang hữu ích cho những ai đang hoặc sắp bước vào hành trình làm mẹ. 

Trong một cuộc trò chuyện trực tuyến, nhà báo khoa học Helen Pearson đã chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ của mình và đưa ra một số lời khuyên cho cha mẹ khi nuôi dạy con. Theo quan điểm của cô, việc dành thời gian cùng con mỗi ngày là cách nuôi dạy con khôn ngoan và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra còn có rất nhiều lời khuyên hữu ích mà các chuyên gia cũng muốn nhắn nhủ đến các mẹ, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ

3 thời điểm đừng cố ép con uống nước kẻo hại thận, đau dạ dày, cản trở sự phát triển

1. Cho con ngủ chung giường cho đến khi 3 tuổi

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách an toàn nhất là cho bé ngủ với mẹ. Bác sĩ nhi khoa nhận thấy trẻ có thể không an toàn khi đặt chúng vào một phòng khác. Kết quả nghiên cứu về mức độ căng thẳng của 16 trẻ sơ sinh khi ngủ trong cũi và trên ngực của mẹ cho thấy một em bé bị căng thẳng gấp 3 lần khi chúng ngủ một mình .

Sẽ không an toàn nếu ngủ cùng giường trước khi con 4 được 4 tháng. Nếu ôm một đứa trẻ sơ sinh trên ngực, mẹ phải chắc chắn mình không ngủ quên. 

2. Đưa ra lựa chọn để dạy con đưa ra quyết định

hình ảnh


Các chuyên gia rằng sự ép buộc không phải lựa chọn tốt nhất. Tốt hơn là không áp đặt ý nghĩ của mẹ cho trẻ mới biết đi. Con cần sự lựa chọn. Nên đưa ra lựa chọn để con quyết định.

3. Chú ý thay đổi trong thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh

Nếu mẹ phải đánh thức con dậy để cho con ăn hoặc con không ăn như bình thường, bé có thể bị bệnh. Ngoài ra các triệu chứng như đổ mồ hôi khi ăn, cách khóc hoặc ngủ nhiều hơn bình thường,... là những vấn đề mẹ cần chú ý. 

4. Đừng ép con ăn quá nhiều

hình ảnh

Cha mẹ có thể ép con ăn vì cho rằng con đói. Lời khuyên của chuyên gia khi chăm sóc và nuôi dạy trẻ là không gây áp lực cho trẻ về vấn đề ăn uống. Hãy đặt các thực phẩm lành mạnh lên bàn ăn và cho con sự lựa chọn, để con quyết định nên ăn gì. 

5. Xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng từ khi con còn nhỏ

Một số chuyên gia cho rằng trẻ em có lòng tự trọng tốt sẽ hạnh phúc hơn. Những trẻ này không đầu hàng trước áp lực. Lòng tự trọng giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn. Khen ngợi và công nhận sự nỗ lực và thành tích là cách giúp con xây dựng sự tư tin và lòng tự trọng.

- Cha mẹ nên giao cho con một nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi và đừng quên nói lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của con.

- Dành thời gian với con

- Cho trẻ cảm thấy chúng quan trọng.

6. Hãy làm những điều này nếu con dưới 1 tuổi không ngừng khóc

hình ảnh

Tã khô, con bú tốt, nghỉ ngơi đủ nhưng con vẫn không ngừng khóc, khi đó mẹ hãy thử các kỹ thuật sau:

- Bế lắc lư nhẹ trong vòng tay mẹ

- Cho con nghe nhạc nhẹ

- Bế con trong tay rồi đi bộ hoặc cho con vào xe đẩy

- Chơi tiếng ồn trắng nhịp nhàng như tiếng quạt, tiếng lò vi sóng, tiếng đồng hồ quả lắc.

7. Giả vờ không nghe thấy tiếng la hét khi con nổi giận

Cách tốt nhất để ngăn cơn thịnh nộ của trẻ là giả vờ không thấy. Nếu con ở một nơi an toàn, mẹ chỉ cần nhìn đi chỗ khác. Ngay khi biết mình không được chú ý, bé sẽ bắt đầu ngừng la hét. Có thể không thành công nhưng mẹ có thể thử. Một số sách và đồ chơi yêu thích mẹ có thể mang theo để dỗ dành con. 

8. Cho con tham gia cuộc hẹn với bác sĩ

Đây là lời khuyên của chuyên gia khi nuôi dạy con, cha mẹ không nên bỏ qua. Bởi vì hiểu biết về sức khỏe rất quan trọng khi nuôi dạy một đứa trẻ. Bác sĩ cho biết trẻ 6 tuổi đã có thể trả lời một số câu hỏi trong quá trình kiểm tra. Cha mẹ đừng trả lời thay con. Trẻ nên hiểu rằng trẻ cũng có trách nhiệm với sức khỏe của mình.

Nguồn: Brighside