Mình có cô em gái đang mang bầu ở tháng thứ 5. Hôm vừa rồi mình có ghé qua mua ít đồ ăn tẩm bổ cho hai mẹ con. Thấy mình đến, nó tranh thủ tâm sự thế này:



- Lúc chị mang thai có bị ra nhiều khí hư không? Đã 1 tháng nay em bị ra khí hư màu vàng, đóng thành mảng, có mùi tanh và thỉnh thoảng bị đau bụng dưới. Em cũng lo nhưng nghe nhiều người nói nếu đi khám phụ khoa khi mang thai chỉ sợ bác sĩ kiểm tra bên trong sẽ ảnh hưởng đến em bé nên em không đi nữa chị ạ. Chị bảo em phải làm sao bây giờ?



Mình nghe em ấy nói thế thì cũng thông cảm, chẳng khác gì mình hồi mới mang bầu lần đầu, lúc nào cũng lo lắng con yêu trong bụng bị ảnh hưởng.



Vì hôm ấy mình rảnh nên đưa em đến gặp bác sĩ quen ngay và bảo em ấy yên tâm.



Sau đó em ấy được bác sĩ kiểm tra thì đúng là có bị viêm â.m đ.ạo nhưng ở dạng nhẹ. Đa phần các chị em phụ nữ khi bầu bí thường bị viêm âm đạo vì môi trường âm đạo bị thay đổi dẫn đến tăng tiết dịch. Có một số trường hợp bị viêm nặng sẽ làm cho âm đạo sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy khó chịu, kèm theo thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt và đau khi giao hợp.



Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến bị viêm â.m đ.ạo khi mang thai có thể là do khâu vệ sinh của chị em không đảm bảo dễ biến âm đạo thành "mảnh đất màu mỡ" cho vi khuẩn, nấm và trùng roi phát triển. Hơn nữa, khi mang thai, sức đề kháng cũng kém hơn so với bình thường nên dễ dàng mắc các bệnh, trong đó có viêm nhiễm phụ khoa.



Trường hợp của em gái mình chỉ là bị viêm ở dạng nhẹ. Bác sĩ kê đơn thuốc và một số loại men vi sinh rồi dặn dò một số điều thế này:



- Nên ăn sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều vi sinh giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.



- Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu trà vào nước tắm để giúp đánh bật nấm âm đạo. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là thường bị kích ứng da nên phụ nữ không nên dùng nhiều.Nếu thấy da bị sưng tấy hay mẩn đỏ thì da bạn rất nhạy cảm với loại tinh dầu này nên phải ngưng dùng ngay rồi tắm lại bằng nước sạch.



- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.



- Luôn chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng. Khi đi vệ sinh, nên lau chùi vùng kín từ trước ra sau, không lau chùi từ sau ra trước.



- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước quá nóng, không mặc quần jean hay các loại quần bó chật và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.



- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh v.ùng k.ín vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.



Các chị hãy lưu ý mấy biện pháp phòng chống viêm â.m đ.ạo mà em nói trên, đừng để viêm nhiễm quá nặng mà ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Sự thật là viêm â.m đ.ạo nặng khi mang thai thường tiềm ẩn nguy cơ đẻ non, đẻ con thiếu cân và trong một số trường hợp mang thai trong 3 tháng giữa bị viêm â.m đ.ạo có nhiều nguy cơ bị sẩy thai do bị nhiễm trùng nước ối...



Vì vậy, các chị đừng chủ quan khi thấy những dấu hiệu viêm â.m đ.ạo mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.



Chúc các chị bầu luôn vui khỏe, mẹ tròn con vuông nhé!




Hình minh họa.



Một số bài viết hấp dẫn khác:


Chữa viêm âm đạo bằng tỏi và sữa chua


Nguy cơ sinh non vì mẹ bầu bị viêm âm đạo


Kinh nghiệm đặt thuốc viêm âm đạo



Video: Vùng kín thâm đen cỡ nào cũng trở nên hồng hào, thơm tho và không viêm ngứa


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/MA6Bime0PS-480x270.jpg