Nước ối được xem là lớp “đệm êm ái” bao bọc thai nhi an toàn 9 tháng 10 ngày. Mẹ bầu cần chú ý đến chất lượng nước ối để bảo đảm bé yêu có môi trường thuận lợi phát triển nhanh chóng.

Nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thai nhi. Đây được xem là “môi trường sống” quyết định tình trạng sức khỏe và có thể là dấu hiệu giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm của bé ngay từ trong bụng mẹ. Khi mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển ổn định, nước ối trong những tháng đầu sẽ có màu trong suốt, hoàn toàn vô trùng và rất đảm bảo cho bé yêu “tung tăng”, càng về sau, cụ thể là những tuần cuối thai kỳ, nước ối sẽ càng mờ và có màu như nước vo gạo, hiện tượng này vô cùng bình thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu hoặc giữa thai kỳ, nếu nước ối không trong và dồi dào, bé sẽ khó phát triển thoải mái an toàn. Do đó, chị em rất nên chú ý đến vấn đề này, đặc biệt tránh xa 3 thói quen của mẹ bầu khiến nước ối bị đục vì chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phát hiện gây lo ngại: Tế bào ung thư truyền từ mẹ sang con qua nước ối

Bị nuốt 2 lần nước ối bẩn lúc sinh, con vừa chào đời đã phải giành giật sự sống

Thói quen ăn mặn

Nguyên nhân khiến nước ối càng về cuối thai kỳ lại càng trở nên đục hơn có thể là do bé thải phân su hoặc các tế bào chết trên da, niêm mạc hô hấp, miệng,… bong tróc ra sau một thời gian. Tuy nhiên, ngoại trừ lý do trên thì vẫn còn vài thói quen khác của mẹ trong giai đoạn mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến nước ối bị đục bất thường. Theo các chuyên gia, mẹ bầu ăn quá mặn dễ khiến nguồn nước ối bị đục, đậm màu hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là rơi vào tình trạng thiếu ối. Chị em mang thai cần có chế độ ăn đa dạng dưỡng chất và hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, đặc biệt không nên ăn mặn quá thường xuyên để hạn chế nguy cơ bị đục hoặc thiếu ối.

hình ảnh

Không giữ vệ sinh kỹ lưỡng

Một lý do nữa cũng dễ khiến nước ối trong bụng mẹ bị đổi màu chính là vệ sinh vùng “nhạy cảm” không đúng cách khiến khu vực này bị viêm nhiễm. Viêm cổ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa đều có thể là nguyên nhân làm cho nước ối bị ảnh hưởng, kém an toàn đối với sự phát triển của em bé trong bụng.

Thường xuyên cáu gắt, căng thẳng mệt mỏi

Nhiều mẹ không biết rằng, tình trạng stress, căng thẳng mệt mỏi khi mang thai cũng dễ làm cho nước ối bị đục hơn. Khi mẹ tức bực, giận dữ, thai nhi trong bụng sẽ bị kích thích, tăng đào thải phân su khiến nước ối mau bị đục. Bên cạnh đó, mẹ giận dữ, căng thẳng quá thường xuyên còn khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì thế, mẹ nên tập cách giữ bình tĩnh, cố gắng thư giãn, thả lỏng cơ thể càng nhiều càng tốt để đảm bảo sức khỏe của mình và con tốt hơn.

hình ảnh

Đôi khi tình trạng nước ối bị đục của mẹ là hoàn toàn bình thường và bác sĩ sẽ giúp chị em ổn định tinh thần cũng như cải thiện một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, nếu phát hiện nước ối đục bất thường, mẹ không nên chủ quan. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám đều đặn và áp dụng những biện pháp phù hợp nhằm phòng ngừa biến chứng, rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng. Ngoài ra, các mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Một lời khuyên nữa là mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái nhiêu hơn, hạn chế nằm ngửa đặc biệt ở những tháng cuối để quá trình vận chuyển oxy thêm thuận lợi, tình trạng nước ối cũng sẽ được cải thiện dễ dàng nhanh chóng.