Mẹ khéo tay hãy học cách làm gối ôm hình khúc xương cho bé vừa chơi vừa ôm ngủ tiện lợi. Cách làm cũng rất đơn giản nhé!

Các nguyên vật liệu để làm gối ôm hình khúc xương

  • Vải cotton màu sắc tự chọn. Mẹ có thể chọn 2 màu cùng tông hoặc 2 màu đối lập nhau hoặc đơn giản là chọn 2 màu bé cưng yêu thích. Theo mẫu là vải đỏ chấm bi và vải nâu trơn
  • Bông để nhồi ruột gối
  • Kéo, kim, chỉ
  • Giấy bìa cứng có in hình một nửa khúc xương. Phần đầu khúc xương mẹ có thể vẽ hơi vát nhọn để may cho dễ, khi lên gối vẫn ra hình khúc xương.

>> Có thể mẹ chưa biết: Cách may gối ôm hình thú cho bé thật đơn giản

Cách làm gối ôm hình khúc xương cho con vừa chơi vừa ôm ngủ

In hình nửa khúc xương có đầu vát nhọn lên giấy bìa rồi cắt theo đường viền

Gập đôi miếng vải đỏ chấm bi rồi đặt bên dưới mẫu giấy, cắt vải theo viền mẫu giấy để được 1 mặt khúc xương hoàn chỉnh có 2 đầu vát nhọn

Làm tương tự với các miếng vải khác theo cách đó để cắt được 2 miếng vải màu đỏ chấm bi và 2 miếng vải nâu

Đặt 2 miếng vải gối lại rồi may ghép vào nhau, mẹ có thể dùng ghim kẹp cố định để dễ may hơn. Mẹ nhớ chừa mép vải 0.5-1cm nhé đừng may sát mép quá. Mẹ hãy may xen kẽ hai màu vải, tới đường ghép cuối cùng thì chừa trống một đoạn cỡ 3-5cm ở giữa để lộn mặt phải gối ra ngoài nhé.

 cách làm gối ôm hình khúc xương

(Nguồn ảnh: Shopquatang)

Sau khi may ráp 2 mảnh vải, mẹ hãy lộn mặt phải gối vừa may ra ngoài và nhồi bông vào bên trong.

 cách làm gối ôm hình khúc xương

(Nguồn ảnh: Shopquatang)

Sau khi nhồi đầy bông vào gối, mẹ hãy khâu kín khoảng trống lại bằng mũi khâu lược hoặc mũi khâu giấu chỉ. Đây là cách làm gối ôm hình khúc xương cho bé.

 cách làm gối ôm hình khúc xương

(Nguồn ảnh: Shopquatang)

Theo hình dáng mẹ có thể thấy cái gối hơi ngắn và phần giữ khá rộng, đây là vì gối này làm gối đầu cho con. Còn theo đúng cách làm gối ôm hình khúc xương thì mẹ hãy may dài hơn và chiều rộng hẹp hơn hình mẫu. Cách làm gối ôm hình khúc xương sẽ tương tự như hướng dẫn ở trên.

Công dụng của chiếc gối ôm

Bên cạnh gối nằm thì chiếc gối ôm cũng là vật dung quen thuộc trên giường ngủ, được sử dụng rộng rãi với tất cả các đối tượng. Một số tác dụng của gối ôm là:

- Cải thiện giấc ngủ: Chiếc gối ôm sẽ giúp chúng ta có giấc ngủ ngon, sâu hơn, khi nằm nghiêng rất thoải mái.

- Có lợi cho sức khỏe: Đây là hệ quả tất yếu khi chúng ta được ngủ ngon. Khi thức dậy sẽ thấy sảng khoái, nâng cao năng suất lao động và có tinh thần tốt hơn.

Bên cạnh đó, gối ôm ngày nay còn có nhiều hình dáng để phục vụ những gối tượng cụ thể với những yêu cầu của họ như:

- Gối cho bà bầu để nâng đỡ bụng, giảm đau lưng

- Gối ôm dùng làm quà tặng cho trẻ em

- Gối để trang trí phòng, giường ngủ.

Độ dày gối ôm tham khảo cho trẻ nhỏ

Tùy vào đối tượng sử dụng, mẹ hãy chọn mua hoặc may gối ôm với kích thước phù hợp. Nếu chưa biết để làm gối ôm hình khúc xương cho con nên chọn độ lớn bao nhiêu thì mẹ có thể tham khảo các thông số sau đây: Độ dày của gối cho bé dưới 4 tháng tuổi chỉ từ 2-3cm; các bé từ 6 tháng tuổi có thể dùng gối dày từ 3-4cm, trẻ 3 từ 3 tuổi thì có thể sử dụng gối ôm có độ dày từ 5-9cm.

Mẹ đã biết cách làm gối ôm hình khúc xương cho bé với kích thước phù hợp. Hãy tự tay làm cho con chiếc gối ôm mềm mại, giúp bé ngủ ngoan mẹ nhé.

Nguồn thông tin: Shopquatang

Xem thêm bài viết liên quan:

7 loại gối ôm mềm mại, êm dịu cho bé dễ đi vào giấc ngủ

TOP gối ôm cho bé được yêu thích, giúp con ngủ ngoan chóng lớn

Cách làm gối ôm cá ngựa có hình dáng đặc biệt, hỗ trợ giấc ngủ ngon cho con

2 cách may gối ôm handmade cực kỳ đáng yêu, người lớn hay trẻ con đều thích