Gợi ý nên cho bé ăn cơm nát hay cơm khô khi được 2 tuổi?

Ở giai đoạn 2 tuổi, bé có thể chuyển dần từ ăn cháo đặc sang ăn cơm. Các chuyên gia cho biết, quá trình tập ăn cơm của bé cũng tương tự như quá trình tập ăn dặm. Bé sẽ cần bắt đầu các thức ăn từ lỏng tới đặc. Do đó ở độ tuổi này, ba mẹ hãy bắt đầu bổ sung cơm nát cho bé. Dần dần khi bé đã quen mới chuyển thành cơm mềm chan canh, sau đó mới đến cơm khô. Các chuyên gia cho biết, khi bé được 30 tháng tuổi có thể ăn cơm hạt bình thường như người lớn.


Tuy nhiên thực tế, mỗi bé khác nhau sẽ có quá trình phát triển khác nhau. Ba mẹ nên chú ý chỉ nên cho bé tập ăn cơm khi bé đã mọc đủ răng hàm; có hệ tiêu hoá hoàn thiện. Bởi có một số trường hợp bé mọc răng chậm. Việc không đủ răng hàm sẽ khiến quá trình nghiền nát thức ăn của bé bị ảnh hưởng. Nếu cho bé tập ăn cơm, bé sẽ có xu hướng nuốt chửng thức ăn thay vì nhai. Điều này vừa gây hại cho hệ tiêu hoá; vừa khiến cơ thể chậm hấp thu dưỡng chất, ảnh hưởng tới sự phát triển.


Hướng dẫn ba mẹ cách nấu cơm nát cho bé


Nấu cơm nát “1 nồi 2 chế độ”


Cách 1: Mẹ hãy lấy 1/2 cốc gạo, vo sạch. Cho gạo vào 1 bát bằng inox hoặc sứ, thêm 1/2 bát nước rồi đặt vào nồi cơm khi nấu cho cả gia đình. Khi cơm chín phần cơm trong bát sẽ nát hơn, phù hợp cho bé tập ăn.


Cách 2: Mẹ vo gạo và nấu cơm cho cả gia đình như bình thường. Khi nấu mẹ lấy bớt gạo ở 1 góc nồi. Khi chín góc cơm này sẽ nát hơn bình thường; bé có thể ăn được.


Nấu cơm nát từ cơm có sẵn


Sau khi mẹ đã nấu cơm xong cho cả nhà, hãy lấy 1 lượng cơm vừa đủ cho bé ăn. Cho cơm vào nồi nhỏ, thêm chút xíu nước và đun với lửa liu riu. Chỉ vài phút là đã hoàn tất cơm nát cho bé.


Tập cho bé ăn cơm ba mẹ cần lưu ý gì?


Khi tập cho bé ăn cơm, ba mẹ cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Tuyệt đối không được chan canh vào cơm. Điều này có thể sẽ làm bé lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm. Không chỉ thế, thức ăn khi không được nhai kĩ sẽ càng làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Từ đó tác động tiêu cực tới hệ tiêu hoá của bé.
  • Trong quá trình bé tập ăn, mẹ nên khuyến khích bé tự xúc hoặc bốc. Điều này sẽ giúp bé có tính tự giác, ăn uống hiệu quả hơn.
  • Các bữa ăn cho bé cần đảm bảo đủ tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh. Thức ăn cho bé ưu tiên chế biến mềm, thái nhỏ. Tuy nhiên mẹ nên hạn chế xay nghiền thức ăn quá nát. Nó có thể ảnh hưởng tới sự cảm nhận hương vị và kĩ năng nhai của con.
  • Mẹ nên chú ý theo dõi quan sát, hỗ trợ kịp thời nếu bé không máy bị nghẹn/ hóc cơm.
  • Các món ăn của bé nên được luân phiên thay đổi, chế biến đa dạng. Điều này vừa giúp bé thích thú khi ăn, vừa nhận được nhiều dưỡng chất hơn.

Trên đây là những thông tin giúp ba mẹ giải đáp 2 tuổi nên nên cho bé ăn cơm nát hay cơm khô? Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bé cần chú ý bổ sung đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất khác nhau. Điều này sẽ thúc đẩy bé tăng trưởng vượt trội.


Một số dưỡng chất quan trọng hàng đầu với bé là sắt, canxi, vitamin D3 nhỏ giọt, DHA từ thực vật, folate, vitamin A, vitamin C... Các chất này sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn trí não; tạo tiền đề vững chắc đề bé khoẻ mạnh hơn trong tương lai.