Cả nhà điên cuồng tìm kiếm con gái, cái kết khiến người ta chua xót, quá đáng tiếc cho cuộc đời một đứa trẻ.

Bao nhiêu đứa trẻ đã bị bóp nghẹt trong tình yêu và sự kỳ vọng của bố mẹ? Bao nhiêu người lớn đã rơi vào cảnh hối hận muộn màng khi chính tay mình đẩy con vào tuyệt lộ? Câu chuyện dưới đây mong rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh tỉnh ngộ, đừng ép con học một cách quá đáng. Vì không ai đoán trước được rằng, một câu nói “làm bài điểm kém thì đừng về nhà” của bố mà con gái một đi không trở lại.

Bố tức giận đưa 2 con nhỏ trộm tiền đến thẳng đồn: Nhờ xã hội dạy, là sáng suốt hay rước thêm họa

Ông bố bắt con phải chơi ngoài trời 2 tiếng mỗi ngày, không đủ thì không được làm bài tập

Câu chuyện của một giáo viên và cũng là một người mẹ ở Đài Loan đã khiến phụ huynh phải rơi nước mắt và suy nghĩ rất nhiều. Câu chuyện kể về đứa con gái mà gia đình cô yêu thương nhất, cũng là niềm hy vọng của bố mẹ, nhưng tất cả đã tan thành mây khói chỉ vì con gái bỏ nhà ra đi sau lời dọa nạt của bố.

Từ nhỏ, người bố chỉ là một đứa trẻ bình thường và khiêm tốn, chưa bao giờ giành được lời khen và vô cùng ghen tị với bạn bè. Vì vậy, khi con gái vào lớp 1, liên tục giành được giải thưởng, ông bố đã trào dâng hy vọng, vô cùng hài lòng.

Lúc đầu, bố rất vui vì con mình giỏi, lâu dần, kỳ vọng cao hơn, bố bắt đầu ép con gái phải luôn là người đứng nhất, bắt đầu đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với con. Nhưng khi con lên THCS, quá nhiều bài học và bài tập về nhà đã khiến con suy sụp.

hình ảnh

Ảnh: xuexiyali

Lúc đầu, con gái trở nên lười biếng và thậm chí ở bẩn, mặc cho bố mẹ thay nhau la mắng, thúc giục con vẫn trơ trơ ra. Con không thèm rửa mặt, không muốn làm bài tập, nằm trên giường cả ngày ngơ ngác và khi được hỏi đã làm bài tập chưa, con luôn trả lời là làm xong rồi hoặc không có bài về nhà.

Bài kiểm tra liên tục sa sút, điểm tụt dốc không phanh, bố mẹ giận dữ lôi con ra mắng. Con chỉ thờ ơ trả lời “bạn con chỉ được 20 điểm, con được 50 điểm rồi còn gì”.

Từ một đứa trẻ luôn so sánh lên trên, bây giờ chỉ luôn so sánh xuống dưới và thờ ơ với mọi thứ. Lúc đó không kiềm chế được cơn tức, mẹ đã lôi con ra đánh, con hét lên: “Mẹ đừng đánh con nữa, con đau quá”. Đến lúc tỉnh ngộ, bỏ cái móc quần áo xuống, mẹ ôm con vào lòng mà khóc, nhìn những lằn sẹo đỏ trên người con.

Trong dòng nước mắt, người mẹ nhớ về thời quá khứ. Lúc đó con còn nhỏ, mỗi ngày đều được bố mẹ yêu thương, nâng trên tay, muốn làm gì cũng được chiều chuộng. Con cũng rất ngoan ngoãn, nhưng vì sao, một đứa trẻ như vậy lại trở nên ngỗ ngược thế này. Đó đều là do cách giáo dục của bố mẹ đã sai.

hình ảnh

Ảnh: buhuiwan

Đã một thời gian dài, rất dài, mẹ không nói chuyện với con gái. Sau bữa cơm tối, mẹ thì xem phim, bố thì đọc báo, rồi thay phiên nhau la mắng con: "Làm bài tập đi! Đọc sách đi! Đi tắm đi!" Nhưng không ngờ, những lời quát nạt thế này chỉ khiến con càng chán nản, trở nên thụ động và lười biếng.

Khi đó, bố mẹ gần như quên mất rằng con vẫn còn là một đứa trẻ và đứa trẻ cần được yêu thương!

Quay trở lại câu chuyện hiện tại, lần kiểm tra học kỳ 1 đầu tiên ở cấp 2 con rớt xuống hạng 3 trong khi suốt tiểu học luôn đứng nhất. Bố đã tức giận và chửi bới con. Đến học kỳ 2 con lùi về vị trí 13, bố càng tức giận và nói nặng lời: “Lần sau, làm bài điểm kém thì đừng về nhà nữa”.

Đến kỳ thi kế tiếp, con chỉ đứng hạng 32 trong số 33 học sinh giỏi của lớp. Khi ấy, bố ném phiếu điểm vào mặt con, buông đúng một câu: “Đi cho khuất mắt”. Con im lặng, sau đó con thực sự đi rồi, không trở về nữa, khuất mắt bố thật rồi.

Gia đình điên cuồng tìm kiếm con gái, đăng báo, lên mạng, gọi điện báo cảnh sát... Cuối cùng, đồn cảnh sát thông báo cho biết tung tích của con. Con tham gia vào một nhóm tệ nạn ở Tây Môn Đình và bị bắt. Vì con chỉ mới là trẻ vị thành niên, con đã bị gửi đến một trại giáo dục cải tạo.

Khi người mẹ nói điều này, bà đã khóc. Bao nhiêu nuối tiếc, bao nhiêu hối hận, bao nhiêu vỡ vụn vì không thể gặp con, đánh mất tương lai con đã tuôn trào thành nước mắt. Mất đi và không thể nào lấy lại được nữa.

hình ảnh

Ảnh: pinterest

Con đứng vị trí thứ nhất thì đã sao? Đứng nhất tiểu học không có nghĩa cấp 2, cấp 3 cũng vậy. Đừng để những bậc cha mẹ và con cái phải ngộp thở trong tình yêu mất kiểm soát. Đừng để những lời tức giận của bố mẹ đẩy con vào con đường không lối thoát.

Thật may, đứa bé này chỉ vào trại giáo dưỡng để trốn bố mẹ nhưng còn đó những đứa bé mãi mãi ra đi chỉ vì bị bố mẹ ép học. Kỳ thi học kỳ II đang đến gần, sức ép cuối năm và thành tích học tập đang ở đỉnh điểm, chỉ mong các bố các mẹ tỉnh ngộ kịp thời.