Đánh vào đầu trẻ em để lại những hậu quả nguy hiểm khôn lường mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi giống như cháu Nguyễn Thị Hải Y (3 tuổi) ở Thanh Hóa.



Những ngày gần đây cư dân mạng xôn xao với thông tin cháu Nguyễn Thị Hải Y quê ở tỉnh Thanh Hóa được các bác sĩ kết luận đang trong tình trạng méo miệng do bị liệt dây thần kinh số 7, nguyên nhân có lẽ người lớn chúng ta ai cũng một lần mắc phải, đó là cả giận mất khôn mà đánh các con.



Theo điều tra ban đầu cháu Y bị cô giáo đánh vào vùng đầu, ngay sau đó cháu thường xuyên khóc kêu đau ở gáy, miệng bắt đầu bị méo lệch, mắt trái cô giật. Chưa kết luận thực hư câu chuyện ra sao, thế nhưng qua thừa nhận của cô giáo dạy T đã đánh vào phần vai của cháu Y khi cháu khóc, không nghe lời và nghịch ngợm trong lớp học, để lại hậu quả nghiêm trọng cho con trẻ. Thế đấy chỉ vì một phút tức giận, nóng nảy người lớn chúng ta dễ mất kiểm soát động chân động tay với trẻ nhỏ và hậu quả thì khôn lường.



Bé Hải Y bị méo miệng, liệt dây thần kinh số 7 do bị đánh vào vùng đầu



Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương do các tác động từ ngoại lực nhất là tác động vào vùng đầu của trẻ, bởi lẽ các bộ phận trên cơ thể đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Khi phải chịu một lực lớn từ bên ngoài trẻ dễ dẫn đến các tổn thương về cả mặt tâm lý và chấn thương.



Đánh vào đầu trẻ nguy cơ chấn thương sọ não



Theo ý kiến từ các chuyên gia nhi, khi trẻ bị đánh vào đầu với một lực mạnh chắc chắn sẽ có những tổn thương nhất định. Nguy cơ chấn thương sọ não là do phần cơ dây chằng cổ của trẻ yếu khi đánh một lực quá mạnh vào đầu sẽ dễ dẫn đến tổn thương. Ngoài ra, phần đỉnh đầu còn tập trung hai huyệt rất quan trọng là Bách Hội (huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy một khe xương lõm xuống) và Tứ Thần Thông (có bốn huyệt trước, sau, phải, trái cách huyệt Bách Hội một thốn - đơn vị đo chiều dài sinh học trên cơ thể người).


Đánh vào đầu trẻ dẫn đến chấn thương sọ não



Đây là hai huyệt cấm kỵ nếu đánh vào có thể nguy hiểm tới tính mạng. Tác động lực lớn vào hai huyệt này có thể gây ra tụ máu trong não.



Chấn thương sọ não để lại di chứng nặng nề. Tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ trẻ có tình trạng tổn thương khác nhau trong đó chấn động não là nhẹ nhất, tổn thương mạnh đến mức nứt sọ, tổn thương vào não bên trong hộp sọ gây dập sọ, đứt mạch máu não trong gây chảy máu não tạo máu tụ. Với hành động vô thức hay cố ý là đánh vào đầu trẻ nhỏ mà chúng ta chưa dám hình dung hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của 1 con người



Nguy cơ gặp các sang chấn tâm lý



Người lớn thường nghĩ trẻ nhỏ không biết gì trước những hành động diễn ra hàng ngày, thếnhưng có một sự thật là với mỗi thay đổi về ánh mắt, cử chỉ, lời nói của người lớn trẻ đều có những nhận thức nhất định. Đặc biệt khi bị đánh vào đầu, trẻ nhận tác động tiêu cực từ người khác sẽ dẫn đến tình trạng hoảng loạn, sợ hãi thông qua các dấu hiệu như quấy khóc, sợ sệt không dám đến lớp giống như bé Hải Y.




Trẻ dễ bị các sang chấn tâm lý khi bị đánh vào đầu



Những sang chấn tâm lý ở trẻ được biểu hiện ở chứng rối loạn hoảng sợ, dễ rơi vào trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…. Lý do khi trẻ nhỏ gặp phải sang chấn thường không nói được như người lớn nên rất dễ bị rơi vào trầm cảm. Triệu chứng điển hình là bé không thích vui chơi, luôn có cảm giác sợ hãi, ngủ không ngon giấc (hay mê ngủ), ăn kém, sợ đi học, hay nôn…



Thêm một hậu quả nghiêm trọng nữa từ những sang chấn tâm lý mà trẻ gặp phải là trẻ dễ hình thành tính cách bạo lực ngay từ bé. Theo nghiên cứu những đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực dễ hung hãn hơn. Còn những đứa trẻ sống trong môi trường bình yên, có kỷ luật sẽ có tính cách ôn hòa, biết tôn trọng người khác.



Thế đấy từ một hành động nhỏ của người lớn sẽ để lại hậu quả khôn lường cho sự hình thành và phát triển của một đứa trẻ. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ lưỡng trước mỗi hành động của chúng ta!



Xem thêm: 6 dấu hiệu có thể trẻ bị bạo hành ở trường bố mẹ cần biết


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/05/nzDp7znyvV-480x360.jpg