Lego là đồ chơi xếp hình quen thuộc với các bạn nhỏ. Đây là một loại đồ chơi tuyệt vời. 

Lego là một loại hình trò chơi lắp ráp. Xuất hiện lần đầu tiên tại Đan Mạch vào năm 1932. Với sức hấp dẫn đến từ những miếng nhựa đầy màu sắc, hiện nay, đây là một trong những thương hiệu đồ chơi hàng đầu thế giới được trẻ em yêu thích. 

Đồ chơi Lego là gì

Từ Lego xuất phát từ chữ “Leg Godt”. Trong tiếng Đan Mạch thì từ này có nghĩa là chơi hay. Điều thú vị đó là khi chơi Lego, người chơi sẽ dùng những mảnh ghép này để tạo thành vô số thứ như các đồ dùng, nhà cửa, xe cộ,... Chính vì để người chơi được thỏa sức sáng tạo nên Lego đã trở thành món đồ chơi phổ biến cho trẻ em trên toàn thế giới. 

6 Lợi ích tuyệt vời của đồ chơi Lego

1. Kỹ năng vận động tốt

lego giúp bé tăng khả năng vận động

Lego giúp trẻ khéo léo và nhanh nhạy 

Xếp hình Lego là một trò chơi yêu cầu sự tỉ mỉ. Trong quá trình lắp ráp, trẻ cần tập trung phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt để gắn các mảnh ghép lại với nhau. Những kỹ năng tưởng chừng đơn giản này lại giúp phát triển kỹ năng vận động cho bé và cả cơ bắp tay. Ngoài ra, chơi Lego còn giúp trẻ khéo léo và nhận biết nhanh hơn. 

2. Rèn tính kiên nhẫn

Không giống những trò chơi khác, xếp hình Lego là việc người chơi tự tạo thành một mô hình hoàn chỉnh nhờ vào những mảnh ghép. Do đó, để có thể hoàn thiện, trẻ cần kiên nhẫn lắp ráp từng bước. 

Thời gian đầu, trẻ sẽ dễ nản lòng. Những lúc này, bố mẹ cần ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ trẻ nếu cần thiết. Khi trẻ đã thấy được thành quả sau những giờ phút lắp ghép miệt mài, trẻ sẽ dần cảm thấy hứng thú và hào hứng với việc chơi Lego hơn. Điều này giúp trẻ cải thiện tính kiên nhẫn. 

3. Kích thích sự sáng tạo

Ở thời gian đầu, khi trẻ vẫn chưa hình dung được các mô hình thì có thể cần đến sách hướng dẫn. Tuy nhiên, đa phần các trẻ sẽ tự sáng tạo các mô hình sau khi đã chơi Lego được một thời gian. Đó cũng là ưu điểm của đồ chơi Lego, khi mà có thể thỏa sức sáng tạo và lắp ghép theo trí tưởng tượng của mình. 

lego kích thích sự sáng tạo của bé

Trẻ có thể thỏa sức sáng tạo với các mảnh ghép Lego

Việc trẻ tự sáng tạo như vậy là dấu hiệu tốt, chứng tỏ não của trẻ đang hoạt động vô cùng hiệu quả. Chính vì thế, các bố mẹ nên khuyến khích con tự lắp ghép hình ảnh mà chúng tưởng tượng. Sau đó thì có thể để trẻ thuyết trình nhanh về tác phẩm đó. 

4. Phát triển kỹ năng xã hội

Xếp hình Lego không phải là trò chơi chỉ dành cho một người. Thay vào đó, trẻ có thể linh hoạt chơi cùng bạn bè hoặc thậm chí là bố mẹ. Trong quá trình chơi Lego, trẻ và các bạn gần như đang làm việc nhóm với nhau. Do đó, mọi người sẽ phải giao tiếp, học hỏi và nhìn vào quá trình lắp của nhau để có thể tìm kiếm những mảnh ghép thích hợp. 

Tưởng chừng đây chỉ là một trò chơi đơn thuần nhưng khi chơi, trẻ sẽ học được tinh thần làm việc nhóm, biết cách trao đổi ý kiến với các bạn. 

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

lego giúp trẻ rèn kỹ năng giải quyết vấn đề

Ghép hình Lego đòi hỏi trẻ tự mình giải quyết các vấn đề

Ghép hình Lego là một trò chơi đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề liên tục. Chẳng hạn, khi lắp sai, trẻ cần phải nhận biết là miếng ghép ấy đang không phù hợp. Lúc này, trẻ sẽ phải tìm cách để tháo miếng ghép cũ và thay miếng ghép mới mà không ảnh hưởng quá nhiều đến mô hình đang làm. Điều này chứng tỏ trẻ sẽ phải định hình trước việc mình sắp làm và sẽ làm để hoàn thành được mục tiêu của mình. 

6. Rèn luyện trí nhớ

Tùy vào từng mô hình mà trẻ sẽ dành một thời gian nhất định để hoàn thiện. Có những mô hình trẻ chỉ mất vài tiếng để hoàn thành nhưng với một số mô hình phức tạp, trẻ cần từ vài ngày đến cả tuần mới làm xong. Chính điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ. Do mất nhiều thời gian để thực hiện mô hình mà bé đang theo đuổi nên tiềm thức của bé luôn nhớ đến hình ảnh này. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 món đồ chơi vận động tăng trí não, phát triển thể chất cho bé

Những lưu ý khi cho trẻ chơi Lego

Mặc dù là một trò chơi phổ biến và có nhiều lợi ích dành cho trẻ em nhưng trước khi cho trẻ chơi, các bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

bố mẹ nên chơi lego cùng con

Bố mẹ nên chơi cùng con để tăng tính kết nối

  • Không nên cho trẻ chơi Lego khi còn quá nhỏ: Điều đầu tiên là lúc này trẻ chưa nhận thức được việc xếp các mô hình. Do đó dễ dẫn đến sự chán nản trong quá trình xếp hình. Độ tuổi phù hợp nhất để con bạn bắt đầu tập chơi Lego đó là từ 1 đến 5 tuổi. Thứ hai là với những trẻ còn quá nhỏ thì những mảnh ghép Lego cũng trở thành vật nguy hiểm nếu bé lỡ nuốt phải.
  • Lego có rất nhiều chủ đề đa dạng và hấp dẫn như nhà cửa, xe cộ,... Tuy nhiên, bố mẹ nên biết sở thích của con để chọn những loại Lego phù hợp. 
  • Ngoài ra, nếu bố mẹ chơi cùng con thì sẽ tạo sự kết nối, gắn kết với con trong quá trình chơi. Nhờ đó mà dù gặp phải một số mô hình khó nhưng các con cũng không cảm thấy nhàm chán. 
  • Do Lego tiếp xúc trực tiếp với tay của trẻ nhỏ nên bố mẹ cần vệ sinh các mảnh ghép định kỳ để tránh vi khuẩn tích tụ xung quanh bề mặt.

Xếp hình Lego là một trong những trò chơi bổ ích cho trẻ. Trên đây là những hiểu biết về trò chơi Lego mà bố mẹ không nên bỏ qua. Hãy luôn đồng hành cùng con để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất các mẹ nhé!

Xem thêm bài viết liên quan:

Bật mí cách chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi

Hướng dẫn Chọn Đồ Chơi Cho Bé 6 Tháng Đến 1 Năm

Hướng dẫn chơi trò chơi đóng băng