Trong khi bà con miền Trung đang phải gồng mình để chống chọi với cơn bão lũ, thì tràn lan trên mạng xã hội xuất hiện tin giả khiến dân chúng càng hoang mang.

>>> Đau lòng thấy cảnh con 8 tuổi ở nhà bị lũ cuốn qua đời trong lúc mẹ đi nhận hàng cứu trợ

Ngày nào xem báo cũng dõi theo tin tức về tình hình bão lũ, thầm cầu nguyện cho người dân miền Trung được bình an, sớm vượt qua cơn nạn thiên tai này. Ấy vậy đó, mà nhiều kẻ vô lương tâm, phi đạo đức lại tung tin giả, khiếu nhiều người hoang mang, tội nhất vẫn là bà con miền Trung vì họ không biết đường đâu mà lần mà tránh.

Hôm qua, lướt vòng trang mạng xã hội, mình thấy cư dân mạng chia sẻ mạnh tin về dự báo cơn bão số 8, có khả năng giật mạnh lên cấp 17, gọi là cấp siêu bão và dự kiến sẽ đổ bộ vào miền Trung.

Theo nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia khẳng định thông tin này hoàn toàn sai sự thật, thực tế không chính xác.

hình ảnhẢnh chụp báo Tuổi trẻ. 

Ngay lập tức, phía Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia nhấn mạnh, tất cả thông tin nhận định bão Saudel mạnh siêu bão là không có cơ sở và là nguồn tin giả mạo.

Đáng nói, tin giả được lan truyền mạnh trong bối cảnh cả nước đang hướng về miền Trung, nơi người phải oằn mình chống chọi với thiên tai, nên nhiều ý kiến cần phải xử lý nặng.

Thêm thông tin cho mẹ về diễn biến áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão số 8, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết sáng hôm qua, 20/10/2020, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, đây là cơn bão thứ 17 hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, có tên gọi là bão Saudel. Dự kiến đêm 20 đến sáng ngày hôm nay, 21/10/2020, bão này sẽ đi vào biển Đông và là cơn bão số 8 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.

Dự kiến, bão này có cường độ mạnh, ở mức cấp 8 9, di chuyển theo hướng Tây, cường độ mạnh nhất khi bão ở vào khoảng kinh tuyến 114 độ vĩ Bắc, gần khu vực huyện đảo Hoàng Sa, lúc này, bão mạnh cường độ khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.

Thêm nguồn tin mới, từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, từ 1 giờ ngày 21/10/2020 đến 1 giờ ngày 22/10/2020, bão di chuyển hướng Tây, mỗi giờ đi khoảng 15km, có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 22/10/2020, vị trí tâm bão ở khoảng 16,3 độ vĩ Bắc, 116,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão, cấp 9, đi khoảng 75 đến 90 km/giờ, giật cấp 11.

hình ảnh


Ảnh: Hướng đi và vùng ảnh hưởng dự báo của bão số 8. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. 

Đặc biệt chú ý: Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,5-18,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 114,5-120 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Từ 1 giờ ngày 22/10/2020 đến 1 giờ ngày 23/10/2020, bão di chuyển chậm lại theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 23/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/giờ), giật cấp 13.

Từ 1 giờ ngày 23/10/2020 đến 1 giờ ngày 24/10/2020, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 113 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135 km/giờ), giật cấp 14.

Bên cạnh cảnh báo đó, chuyên gia dặn người dân thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời, mặt biển để nhận biết thời tiết mà kịp thời ứng phó.

Cập nhật thông tin để các mẹ nắm mà có kế hoạch, hành động thích hợp vào mùa mưa bão này.

hình ảnh


Ảnh: Tin giả trên mạng. Nguồn: Báo Tuổi trẻ. Ảnh phải: Mưa lũ ở miền Trung khiến hơn 105 người chết và 27 người mất tích. Nguồn: Zing News. 

Hành vi đưa tin giả về thiên tai, bão lũ lên mạng nhằm câu view, gây hoang mang cho người dân, tùy mức độ hậu quả xảy ra mà có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, thì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,… sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật này. Lưu ý, đây là mức phạt áp dụng cho tổ chức vi phạm, còn với cá nhân mức phạt chỉ bằng một nửa, tức chỉ từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Còn việc hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, phải xem mục đích của việc tung tin giả này để làm gì, vu khống hay để câu view, hay với mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản của người khác, tùy theo hậu quả và mục đích cụ thể mới có thể định tội danh và khung hình phạt.

Vậy nên có theo dõi tin tức về thiên tai, bão lũ thì mẹ nên xem ở những kênh chính thống, uy tín mẹ nha. Tránh chia sẻ tin sai sự thật vì chính mình cũng có thể nhận hậu quả đó.

hình ảnh


Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dẫn chứng nhận định thực tế của Cơ quan khí tượng Nhật Bản về bão số 8 chỉ tương đương cấp 11, trong khi một số Facebook, fanpage đưa thông tin sai về bão số 8 mạnh tới cấp 17. Nguồn: Chụp thông tin dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản. 

Có lẽ nhiều người vẫn chưa ý thức được rằng, tung tin giả không chỉ gây hoang mang cho người dân, thậm chí có thể còn ảnh hưởng đến công tác phòng chống thiên tai nữa. Bằng chứng tại Mỹ trước đây cũng từng xảy ra vụ tin giả về chuyện người nhập cư, không giấy tờ sẽ không được vào nơi cư trú an toàn để tránh bão. Thông tin này lan truyền mạnh, khiến nhiều người dân đã ngần ngại tìm đến nơi trú ẩn đã được Chính phủ sắp xếp từ trước.

Tin giả, tin xấu dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần loại trừ, đặc biệt là phải phạt nặng để làm gương cho người sau, nhất là trong lúc đất nước đang hướng về miền Trung thì loại tin này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến công sức đóng góp của các chiến sĩ phòng chống bão lũ.

Tổng hợp