Năm mới xài tiền mới. Mình biết nhiều mẹ có quan niệm như thế cho nên dịch vụ đổi tiền mới được mùa nhất là vào dịp này.

>>> Cẩn thận kiểm tra lại tờ tiền 500.000 đồng có các vần seri này, coi chừng là tiền giả!

Một số người có quen biết thì nhờ đổi dùm, song với những trường hợp không quen ai, thì phải tự tìm chỗ đổi. Nhiều nơi lấy phí đổi cao, tùy mệnh giá mà có thể dao động từ 10% đến 15%.

Nguồn tin từ trang VOV cho biết, nhóm đổi tiền trên facebook có hàng trăm nghìn thành viên.

hình ảnhẢnh chụp trang VOV. 

Đối với mệnh giá từ 50.000 đến 500.000 đồng phí đổi là từ 10% đến 12%. Còn với mệnh giá nhỏ, là 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng thì phí đổi lên tới 15%. Được biết phí này chỉ mới tăng khi nhóm này lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ của người dân vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2021.

Lần theo chân của ông Toàn – là người chuyên nhận đổi tiền trên mạng xã hội, ông này cam kết đổi tiền thật 100%, phí đổi từ 10% đến 15%. Nếu đổi số tiền lớn thì được chiết khấu 2%, không kể mệnh giá, nhìn vậy chứ lời ít, đâu có được nhiều đâu.

Việc đổi tiền lẻ, tiền mới nhằm hưởng chênh lệch cao là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.

hình ảnh


Ảnh: Hình ảnh quảng cáo tiền mới, tiền lẻ đổi cho khách từ một chủ đầu mối đổi tiền tại quận Bình Thạnh. Nguồn: VOV. 

Một người trong cuộc chia sẻ, nói năm nào cũng đổi tiền, nhưng năm nay sao phí cao quá. Cầm 3 triệu đi đổi mà mang về có 2,7 triệu đồng, chưa kể không biết đó là tiền thật hay tiền giả nữa.

Thông qua vụ này, mình khuyên mọi người nên cảnh giác khi đổi tiền tràn lan trên mạng trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đa phần mọi người đổi xong thường ít có kiểm tra, đối chiếu nên rủi ro bị lừa đảo là rất cao.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo hạn chế in tiền mới, nhất là tiền mệnh giá nhỏ. Cho nên mẹ phải cẩn trọng khi đổi tiền trên mạng.

Nhắc chuyện này mới nhớ, nhất là mấy người buôn bán nhỏ, tạp hóa hay ở chợ… hay bị lẫn lộn tiền giả vào, nhất là tiền mệnh giá lớn như 200.000 đồng, 500.000 đồng. Buôn bán nhỏ, lời được mấy đồng chỉ cần có vài tờ tiền giả mệnh giá này, thì coi như xong.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Kiến thức và Người Lao Động. 

Nhưng mà bây giờ, bọn làm tiền giả tinh vi lắm các mẹ ạ. Tiền giả vẫn có thể là các đồng tiền lẻ, mệnh giá nhỏ, bởi vì nó ít bị phát hiện.

Ngay cả hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ cách phân biệt tiền thật – tiền giả đối với các đồng mệnh giá lớn, bằng polymer. Chứ với mấy đồng mệnh giá nhỏ thì đâu có?

So với tiền polymer, thì tiền giấy loại mệnh giá nhỏ nếu để ý kỹ sẽ nhận ra ngay. Sờ vào tờ tiền thấy rất mỏng, như tờ giấy, khác hẳn so với tiền thật. Màu mực in của nhòe nhoẹt hơn chứ không rõ ràng, sắc nét như tiền thật. Các họa tiết, hoa văn in trên tiền giả khá là mất nét. Đem ra so sánh thì tiền giả còn thiếu rất nhiều chi tiết và hình vẽ so với tiền thật.

Tiền mệnh giá 5.000 đồng là một ví dụ điển hình.

hình ảnh


Ảnh tiền thật và tiền giả. Nguồn: Zing News. 

Với những tờ tiền mệnh giá nhỏ bị làm giả thế này, nếu mẹ có nhận phải thì thường bỏ qua, chứ ít có ai đôi co, đòi đổi lại. Tích tiểu thành đại, có khi tiền giả mệnh giá nhỏ lại thu lợi bất chính và “bán được” hơn với tiền thật.

Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo Điều 207 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể phải nộp tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nhìn khung hình phạt thôi đã thấy đủ mạnh để răn đe, song thực tế vấn nạn tiền giả vẫn cứ còn tràn lan, nghiêm hay không đòi hỏi ở khâu thực thi, việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Tết đến nơi, đừng để mình bị lừa vì mấy chuyện cỏn con nha mẹ.