Vụ án này đang gây tranh cãi trên mạng xã hội và hiện vẫn chưa có hồi kết.

>>> Mất tiền tỷ khi mua nhà chung cư, đất nền vì nghĩ "liều ăn nhiều" bỏ qua bước quan trọng

Nghĩ cho con chơi trong khuôn viên chung cư là an toàn, nhưng chưa hẳn vậy, đúng là cuộc sống có những thứ diễn ra mà mình không lường trước đó.

Còn 1 tuần nữa thì bé Yanyan được 1 tuổi. Vụ việc đã xảy ra cách đây 4 năm, vào tháng 11/2016. Theo nguồn tin từ trang Zing News lược dịch, dù đã xảy ra được 4 năm, song, Tòa án chỉ mới phân xử và đưa ra quyết định trong thời gian gần đây.

hình ảnhẢnh chụp trang Zing News. 

Kể lại vụ việc mà thấy đau lòng, hôm đó, bà Li là bà của bé Yanyan, gần 12 tháng tuổi đang đẩy bé đi dạo thì một quả bóng bằng kim loại, có kích thích vừa lòng bàn tay, là loại mọi người hay dùng để tập thể dục, rơi từ trên Tòa chung cư xuống đầu em. Lúc đó, bé gái này không khóc tiếng nào nhưng lập tức bất tỉnh ngay sau đó.

Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng qua đời ngay trong đêm, lúc này còn 1 tuần nữa là bé tròn 1 tuổi. Mạng xã hội chia sẻ, chị Zhou là mẹ của bé cho biết đã đau khổ nên mức không còn thiết sống nữa. Chị cứ nghĩ bắt được thủ phạm và chị đòi được công lý nên cố gắng sống. Suốt 1 tháng sau khi sự việc xảy ra, bố mẹ của Yanyan đã nỗ lực tìm kiếm bằng chứng ở khu vực lân cận của tòa nhà, hỏi han người dân sống xung quanh đó để tìm manh mối. Đáp lại sự nỗ lực đó là cả “một bầu trời” thất vọng, không có ai đứng ra nhận mình chính là chủ của quả bóng kim loại đó, thế nên đôi vợ chồng này quyết định kiện cả chung cư. Thời điểm này bố của bé đã 44 tuổi, còn mẹ của bé 41 tuổi. Họ kết hôn được 1 năm trước khi bé Yanyan qua đời và đến năm 2017 thì họ sinh thêm con.

Hồi cuối tháng trước, Tòa án địa phương ở thành phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã đưa ra phán quyết, họ yêu cầu toàn bộ gia đình trong chung cư 8 tầng đó, trừ những hộ không có người ở - phải san sẻ trách nhiệm và cùng nhau chia tiền bồi thường cho gia đình bé Yanyan.

hình ảnh


Ảnh trái: Quả bóng kim loại gây ra cái chết thương tâm của cô bé 1 tuổi. Ảnh phải: Cô bé Yanyan 1 tuổi qua đời vì trái bóng kim loại rơi trúng người từ trên cao. Nguồn: Zing News. 

Phán quyết này lập tức gây tranh cãi mạnh mẽ trong dư luận. Tòa án lập luận rằng họ quyết định dựa trên Luật Trách nhiệm pháp lý trong việc định tội và áp dụng điều khoản tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vật ném, vật rơi không xác định được. Dù là thủ phạm chỉ có 1 người nhưng luật pháp nên bảo vệ người yếu thế và cân bằng lợi ích của đôi bên. Quyết định này có thể an ủi nạn nhân và xem như lời cảnh cáo với công chúng.

Cư dân mạng bày tỏ phản đối trước phán quyết của Tòa, dù gia đình của Yanyan đáng được nhận công lý nhưng bắt tất cả các nhà sống trong khu chung cư đó phải chịu trách nhiệm thì thật là bất công. Nhiều người thắc mắc không hiểu sao Tòa lại vội vàng quyết định đến thế.

Ở Trung Quốc, nếu ai ném quả bóng kim loại kia làm bé gái qua đời sẽ phải bồi thường lên tới cả triệu Nhân dân tệ, tương đương hơn 3,3 tỷ Việt Nam đồng, và phải ngồi tù. Với phán quyết nêu trên, mọi người, kể cả thủ phạm cũng chỉ mất 3.000 Nhân dân tệ, tương đương hơn 10 triệu Việt Nam đồng. Như vậy ai sẽ chịu nhận tội chứ?

Có người còn bức xúc, Tòa xử vậy vì họ thấy đó là cách xử lý nhanh chóng và dễ dàng nhất. Kẻ giết người không nên được buông tha dễ dàng đến thế. Nhiều người còn chỉ trích cảnh sát yếu kém không tìm ra được thủ phạm, thắc mắc vì sao dấu vân tay trên quả bóng không có tác dụng, và thường quả bóng này được dùng theo cặp, và người sử dụng thường là đàn ông lớn tuổi.

Đây là loại dụng cụ thông dụng của đàn ông trung niên, lớn tuổi ở Trung Quốc. Họ hay cầm quả bóng trong tay vì tin rằng nó giúp thư giãn cơ bắp, làm dịu thần kinh, tăng cường tuần hoàn, cải thiện giấc ngủ và thậm chí làm giảm huyết áp.

Mặt khác, có người nghĩ chung cư phải lắp thêm nhiều camera giám sát hơn, đáng lẽ Tòa phải yêu cầu bồi thường gấp 10 lần để thúc giục mọi người sống trong Tòa nhà phải cung cấp bằng chứng và tiến hành cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn để bắt được thủ phạm.

Có gia đình khi bị yêu cầu chia sẻ tiền bồi thường tuyên bố sẽ kháng cáo, một số lại nói họ có bằng chứng để chứng minh thời điểm xảy ra tai nạn, nhà họ không có ai.

Một luật sư cho rằng, phán quyết ban đầu thấy có vẻ không công bằng, nhưng đây là cách xử lý nhân đạo nhất lúc này, vì ít nhất nó buộc mọi người kể cả quản lý tòa nhà phải cẩn trọng hơn và nâng cao biện pháp quy định về an toàn trong khu chung cư.

Ở Việt Nam, đối mặt với những vấn đề như thế này, phải xác định thủ phạm cụ thể là ai mới có thể phán quyết, chứ không kiểu xử lý chung chung như thế này.

Bởi lẽ, theo Bộ luật hình sự hiện hành, khi truy cứu trách nhiệm hình sự thì nguyên tắc xử lý là mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Còn việc bồi thường như thế nào, ra sao, phải xem Bộ luật dân sự, nguyên tắc là phải có hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi và hậu quả, cũng như mối quan hệ trực tiếp từ hành vi này gây ra. Và việc bồi thường thiệt hại bao nhiêu còn phải xem thiệt hại trên thực tế xảy ra.

Việc phán quyết như Tòa án nêu trên, nếu áp dụng ở Việt Nam là trái với quy định hiện hành cũng như về lẽ công bằng là nguyên tắc chủ đạo khi xét xử một vụ án như thế này. Đúng như người nào đó đã bình luận, dù biết rằng gia đình bé Yanyan đáng nhận được công lý, nhưng bắt tất cả căn hộ trong khu chung cư bồi thường là bất công.

Qua vụ việc này, mẹ cho con ra ngoài chơi nhớ cẩn thận, che chắn con kỹ càng, để phòng tránh những vật dụng nguy hiểm bất ngờ rơi xuống con trẻ.

Tổng hợp