Sau sinh nhiều sản phụ được gia đình cho ăn giò heo vì nghĩ giò heo lợi sữa nhưng theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, quan niệm này là chưa đúng.

Mình nhớ hoài nỗi ám ảnh mang tên “giò heo”. Hồi mình sinh bé đầu, má mình chăm mình đẻ. Ngày nào mình cũng được cho ăn giò heo. Một tuần 7 ngày thì đủ 7 ngày ăn giò heo đến nỗi mình rất sợ đến bữa ăn. Nhưng nghĩ công má nấu lại lo con không có sữa nên phải cắm mặt mà ăn. Đến tuần thứ 2, mình thấy sữa cũng không nhiều nên có lên mạng tìm hiểu thông tin tại sao ăn nhiều giò heo mà sữa vẫn chưa dồi dào. Nhờ đó, mình biết rằng từ trước giờ rất nhiều người đã hiểu sai về chế độ dinh dưỡng sau sinh cho sản phụ. 

2 cách chế biến đơn giản để yến mạch trở thành thực phẩm lợi sữa hàng đầu

Theo Lương y Đinh Công Bảy, muốn đủ sữa cho con, thực phẩm sau sinh nên đa dạng, không nên chỉ ăn một món. 

Đặc biệt, nhiều người trước giờ tin rằng "giò heo lợi sữa" nhưng theo lương y, kinh nghiệm này là chưa đúng.

Thật ra, trong Đông y, móng heo mới là thứ lợi sữa. Móng heo có tác dụng tương đương với vảy tê tê, đều là dược liệu giúp lợi sữa. Song tê tê là động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nên vảy tê tê không phổ biến trong kinh nghiệm dân gian. Thay vào đó, người ta chủ yếu dùng móng heo vừa là thực phẩm thông dụng lại dễ mua, dễ tìm.  

hình ảnhNguồn ảnh: Internet

Tất nhiên, các món ăn từ giò heo cũng tốt cho sản phụ sau sinh vì cung cấp nhiều collagen và hỗ trợ phục hồi cơ thể sau sinh rất tốt. Tuy nhiên, cứ ăn hoài một món không chỉ ngán mà cơ thể người mẹ sẽ không được bồi bổ đủ chất, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú.

Ngoài móng giò, mẹ nên ăn thêm các loại cá như cá chép, cá diếc, cá thác lác, cá hú, cá basa, cá thu, cá mòi, cá trích hay bổ sung thêm sữa, các loại thịt đỏ, thịt trắng, tôm, trái cây, rau xanh, các loại hạt… Thực phẩm càng đa dạng thì mẹ càng nhanh lấy lại sức mà con cũng phát triển tốt nhờ nguồn sữa giàu dinh dưỡng từ mẹ.

hình ảnhNguồn ảnh: Internet

Ngoài ra, một số thực phẩm sau sẽ giúp mẹ sữa về ướt áo.

Rau khoai lang

Đây là loại rau không chỉ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh mà còn là thực phẩm cực kỳ lợi sữa, giúp tăng tiết sữa và làm nguồn sữa mát. Mỗi ngày, mẹ có thể ăn khoảng 1 nắm rau lang luộc để duy trì nguồn sữa ổn định cho bé.

Nước chè vằng

Chè vằng không chỉ cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân thiếu máu, vàng da mà còn là loại dược liệu lợi sữa, làm đẹp da, phục hồi sau sinh cho mẹ. Các mẹ có thể uống nước chè vằng thay cho nước uống hàng ngày, uống khi nước còn nóng. 

Rau ngót

Nếu với phụ nữ mang thai rau ngót có thể gây ra những cơn co thắt ở tử cung, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non thì với mẹ sau sinh, đó là thực phẩm lợi sữa và cung cấp cho mẹ nhiều dưỡng chất như sắt, đạm, chất xơ, vitamin A, C… 

Nước gạo lứt

Chị em phụ nữ rất chuộng gạo lứt vì đây là thực phẩm giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Riêng với phụ nữ sau sinh, nước gạo lứt rang sẽ giúp mẹ có nhiều sữa. Hơn nữa, nước gạo lứt chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magie, selen, kali, natri… nên làm tăng chất lượng sữa mẹ, rất tốt cho sự phát triển của bé.

Ngó sen

Đây là một thực phẩm lợi sữa cực tốt, đồng thời giúp mẹ nhuận tràng, hồi phục sức khỏe và giảm cân. Các món ngon từ ngó sen gợi ý cho mẹ như: ngó sen xào thịt heo/bò, ngó sen nấu sườn non...

Nước lá đinh lăng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng chữa mất sữa, giúp lợi sữa. Hàng ngày, sau khi rửa sạch lá đinh lăng, mẹ đổ nước ngập lá rồi đun sôi. Sau đó chắt lấy nước và nhớ là uống khi còn nóng, không nên uống lạnh. Nếu nước nguội phải hâm lại trước khi uống.

Uống nước lá hoặc hạt thì là

Hãm nước thì là uống trước khi cho con bú độ nửa tiếng, mẹ sẽ cảm nhận ngay sự thay đổi về lượng sữa. Tuy nhiên, mùi vị nước thì là hơi khó uống, nhất là với các mẹ không ăn được lá thì là.