Tai nạn té ngã ở trẻ nhỏ chiếm phần lớn trong những điều có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ

Hầu như lúc bé ai cũng phải vài lần té ngã. Trong câu chuyện chăm sóc con của những bậc tiền bối ngày xưa, dường như đứa trẻ nào càng “té giếng” nhiều thì lớn lên càng… thông minh. Tuy nhiên việc trẻ bị té ngã u đầu nguy hiểm hơn là bố mẹ tưởng, vậy nên đây là điều không thể chủ quan.

Bé 12 tháng ở Hòa Bình nhập viện cấp cứu sau khi rửa mũi, người nhà nhầm cồn 90 độ với nước muối

Bé 2 tuổi nghịch ngợm cắm thìa vào ổ điện, nắm tay con lần cuối mẹ xót xa: Sau này không được ôm con nữa

Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị chấn thương sọ não. Được biết đây là một trong những ca phẫu thuật chấn thương sọ não nặng trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mà bệnh viện đã thực hiện.

hình ảnh

Trẻ em vốn hiếu động nên rất dễ bị té ngã. (Ảnh minh họa QQ)

Theo VTV, gia đình cho biết trước lúc nhập viện khoảng 1 giờ, em bé ngã đập đầu xuống nền đất cứng. Sau đó bé quấy khóc nhiều, gia đình lập tức đưa con đến viện. Các bác sĩ cho biết, trên hình ảnh CT- Scanner sọ não cho thấy có hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng số lượng nhiều, vỡ xương đỉnh phải. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ, cầm máu, ghép xương sọ.

Sau 2 tiếng phẫu thuật cho bé bị té ngã chấn thương sọ não, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch. Em bé 7 tháng được chuyển về đơn vị Hồi sức Cấp cứu Nhi thuộc Khoa Nhi để tiếp tục theo dõi điều trị..

hình ảnh

Hình ảnh vỡ xương trên phim chụp CT – Scanner (Vị trí mũi tên)


Qua sự việc này, các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm, chú ý trong việc chăm sóc con trẻ, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Em bé càng lớn càng thích khám phá xung quanh, thường xuyên ngọ nguậy và di chuyển. Cho dù chưa biết bò hay biết đi thì ngay trong nhà, việc đá chân và khua tay có thể mang lại một số nguy cơ, bao gồm ngã xuống sàn sau khi đặt bé lên giường.

hình ảnh

Hình ảnh máu tụ phim chụp CT – Scanner (Vị trí mũi tên chỉ)


Mặc dù phòng ngừa thực sự là cách tốt nhất để tránh té ngã, nhưng tai nạn vẫn có thể xảy ra. Nhưng nếu bé té ngã thì cha mẹ cần có kiến thức chăm sóc con

Đầu tiên, đừng hoảng sợ. Nếu bé có dấu hiệu la khóc, cố gắng giữ bình tĩnh sẽ giúp con dịu đi. Cú ngã có thể khiến con bất tỉnh. Chúng có thể mềm nhũn hoặc giống như đang ngủ, sau đó thường phục hồi ý thức khá nhanh. Lúc này cần gọi cấp cứu ngay. Đừng di chuyển em bé trừ khi chúng có nguy cơ bị thương thêm. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn hoặc có biểu hiện co giật, hãy xoay trẻ nằm nghiêng, giữ thẳng cổ.

hình ảnh

Bệnh nhi được chăm sóc tại đơn vị Hồi sức Cấp cứu Nhi thuộc Khoa Nhi sau phẫu thuật

Nếu thấy chảy máu, hãy ấn nhẹ chỗ bị thương bằng gạc hoặc khăn, hoặc vải sạch cho đến khi có sự trợ giúp của nhân viên y tế

Nếu bé không có những biểu hiện trên mà chỉ quấy khóc vì giật mình, hãy nhẹ nhàng bế bé lên và an ủi. Trong khi dỗ dành, hãy nhìn vào đầu chúng để kiểm tra các dấu hiệu thương tích có thể nhìn thấy được. Nên gọi cho bác sĩ sau bất kỳ cú ngã nào nếu trẻ dưới 1 tuổi. Khi con bạn bình tĩnh trở lại, hãy kiểm tra cơ thể con xem có vết thương hoặc vết bầm tím không.

Ngay cả khi em bé không bất tỉnh hoặc xuất hiện một vết thương nặng, vẫn có những dấu hiệu phải đi cấp cứu ngay, gồm:

- Điểm mềm phía trước đầu phồng lên

- Bé liên tục xoa đầu

- Bé buồn ngủ

- Có dịch máu hoặc vàng chảy ra từ mũi hoặc tai

- Tay chân quờ quạng

- Con ngươi không cùng kích thước

- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn

- Nôn mửa

hình ảnh

Các triệu chứng của chấn động dẫn đến chấn thương sọ não khi em bé té ngã có thể không biểu hiện ra ngoài ngay. Vì bé không thể nói cho mẹ biết chúng đang cảm thấy gì nên việc nhận biết các triệu chứng chấn động có thể khó khăn. Các dấu hiệu có thể là:

- Kén ăn

- Thay đổi giờ đi ngủ

- Khóc nhiều hơn bình thường

- Cáu kỉnh