Thật sự kinh hoàng các chị à, nghe tin bà mẹ trẻ Phan Thị Tr. (SN 1998) tự tay giết chết con nhỏ vừa sinh ra 33 ngày tuổi, em thật sự chua xót và cạn lời. Tội cho 1 đứa bé vừa sinh ra, chưa được “sống” để gọi tiếng mẹ cha, chưa được hưởng bao điều tươi đẹp trước mắt. Ấy vậy mà phải sớm “ra đi” dưới bàn tay của người mẹ đã sinh ra mình.



Kết quả giám định cho thấy, nghi phạm Phan Thị Trinh (mẹ đẻ của cháu Việt Anh) trước đó có biểu hiện trầm cảm, bố đẻ của Trinh có tiền sử bệnh thần kinh. Điều đáng nói là, trước khi bi kịch này xảy ra, chẳng ai quan tâm bệnh lý của chị ấy thế nào. Thế nên bà Nguyễn Thị Chí - Trưởng thôn Đình, nơi xảy ra vụ án khẳng định: “Ở địa phương 2 vợ chồng anh Vũ Đình H. (SN 1988, bố đẻ cháu Việt A.) cũng như ông bà nội cháu bé không có hiềm khích hay mâu thuẫn gì với hàng xóm xung quanh.


webtretho


Vụ mẹ giết con 33 ngày tuổi, phải chăng còn ẩn khuất?


Những người thân và chính quyền địa phương cũng cho hay, từ khi về nhà bà Hoàng Thị Nguyệt (SN 1948) làm dâu, chị Trinh là một người ngoan hiền. Kể từ khi cưới nhau về đến nay, hai vợ chồng chị Trinh cũng không xảy ra mâu thuẫn hay xích mích gì lớn. Chính vì thế, bản thân bà Hoàng Thị Nguyệt (69 tuổi, bà nội cháu Việt A.) cũng vô cùng đau xót, không thể tin vào sự thật nghiệt ngã này. Tuy nhiên, qua vụ án cay đắng này, từ sự hiền hậu của người vợ, từ cuộc hôn nhân tưởng chừng phẳng lặng ấy, tạo sao có thể xảy ra bi kịch ngang trái này?



Một chi tiết trong vụ án vừa qua khiến em cảm thấy rùng mình. Đó là khoảng 5h40 ngày 12/6, ông Vũ Đình Lăng (SN 1948, trú tại thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) phát hiện cháu nội là Vũ Việt A. nằm sấp ở chậu nước trong nhà. Tại bậc thang ở ngoài trời từ tầng 1 đến tầng 2 có dòng chữ "TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG".



Lời cảnh báo trên khiến em nhớ đến hình ảnh mấy “bộ phim kinh dị”, do kẻ sát nhân để lại sau khi gây án. Với em, đấy chính là dấu hiệu ẩn ức có thể sinh ra do căn bệnh tâm thần, có thể do sự ngột ngạt dồn ép nào đó sâu thẳm từ bên trong, từ nội tâm dằn xé đến ức chế tột độ và bùng nổ, để rồi kẻ sát nhân - dù bản tính hiền lành hay ác, đều sẵn sàng nhẫn tâm gây nên “cái kết” khủng khiếp.


webtretho
Dấu hiệu ẩn ức kẻ sát nhân để lại sau khi gây án.


Theo dõi vụ án này, một độc giả nêu ý kiến: “20 tuổi sinh con - em ấy còn quá trẻ. Chồng đi làm về muộn - nghĩa là chẳng giúp được gì. Mẹ chồng thì kêu cháu khóc không ngủ được bỏ sang nhà khác ngủ - có nghĩa mẹ chồng cũng chả giúp được gì. Mẹ chồng em bảo em chậm chạp - mới 1 tháng mà - kiểu gì cũng chê bai trách móc đủ kiểu. Em không stress mới lạ. Lúc hậu quả xảy ra thì hối tiếc đã muộn. Khóc lóc được gì”. Chưa biết đích xác nội tình thế nào, nhưng đây cũng rất có thể là lý do dẫn thúc đẩy người mẹ quẫn trí đến hành vi gây án.


Giết con do bị trầm cảm, liệu hình phạt sẽ thế nào? Sự thật chuyện này có dừng lại ở đây hay không, vẫn chưa thể xác định được. Bởi lẽ, kẻ trầm cảm có thể bị xui khiến hoặc bị áp lực bởi quan hệ xung quanh. Quả thật, ngoài bà mẹ sát thủ, còn rất nhiều “góc khuất” trong cuộc hôn nhân đầy ẩn ức này.



Có thể nói đây không phải trường hợp cá biệt. Câu chuyện chồng tâm thần giết vợ, câu chuyện sống chung với vợ điên, câu chuyện vợ chồng tự sát, hay sự ẩn ức cấu xé hôn nhân,... vẫn nhan nhản đâu đây. Cuộc đời này có nhiều cuộc hôn nhân đẹp ở bên ngoài, nhưng bị hủy hoại bởi ẩn ức bên trong. Tuy nhiên đi đến kết cục, đa phần “hôn nhân trầm cảm” dù bởi ai, đều xuất hiện hành vi và ý tưởng tự sát. Những người trầm cảm thường thể hiện những suy nghĩ chậm chạp và lộn xộn, và họ có thể mất kiểm soát đột ngột bất kỳ lúc nào.


webtretho


Ẩn ức có thể tạo nên "sức ép" gây ra hành vi tội ác.


Hôn nhân là hành trình của hai con người. Nhưng hai con người ấy chỉ nên “cưới” nhau, chung sống với nhau nếu đôi bên không ai bị “tâm thần”, không ai có ẩn ức, không ai mặc cảm tự ti về ai, hay bản thân đang ôm ấp sự thù hận. Hôn nhân trước tiên phải “an toàn”, chứ chưa nói đến việc yêu nhau sâu đậm.


Có rất nhiều kiểu ẩn ức sinh ra từ đời sống hôn nhân: Ẩn ức đôi đũa lệch - sự ganh tỵ bởi chênh lệch ngoại hình, sự giàu có, hay tri thức; Ẩn ức về quá khứ - bi kịch nào đó một thời ám ảnh; Ẩn ức tuổi ấu thơ - bị xâm hại, bị hãm hiếp hay lăng mạ, Ẩn ức tình dục - sự ham muốn bạo liệt của thú tính; Ẩn ức hoang tưởng, ma quỷ - gây sợ hãi, hóa điên.



Xã hội hiện đại tạo nên nhiều áp lực khiến hôn nhân bị tắt nghẽn, thế nên khi sống chung hai người phải tạo được “khoảng thở” cho nhau. Hạn chế đừng tạo áp lực cho nhau, bởi lẽ, sự dồn nén lâu ngày này sẽ gây nên nỗi đau tận cùng, biến sự khổ sở nội tại ấy thành thứ ẩn ức nghẹn đắng, khiến người tỉnh táo mù mờ, cuộc sống của họ bị khắc khoải, đến khi chọn cách "giải thoát" lại gây ra chuyện khó lường.


Mời xem thêm:


Vụ bé trai 33 ngày tuổi bị chết trong chậu tắm: Nghi phạm sát hại cháu bé là mẹ đẻ


Bé 33 ngày tuổi chết trong chậu nước: Nghi phạm từng bị trầm cảm


Nỗi đau dằn vặt của người mẹ trẻ vụ bé trai 33 ngày tuổi bị dìm chết trong chậu tắm


Hiểu và vượt qua chứng trầm cảm sau sinh



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/06/gDHV9ghyrC-480x360.jpg